Có nhiều lý do khiến mọi người giữ chặt mọi thứ nhưng điểm mấu chốt là: nếu bạn đang nắm giữ một thứ gì đó chỉ vì thói quen thì đã đến lúc để nó qua đi!
1. Cảm thấy có lỗi
Cảm giác tội lỗi là điều bình thường khi bạn có những món đồ trong nhà khiến bạn nhớ đến ai đó. Nếu đây là trường hợp của những thứ bất kì xung quanh bạn, hãy cân nhắc đem chúng đi quyên góp hoặc bán một số thứ và sử dụng những khoản tiền đó để hướng tới một cái gì đó mới hơn.
Giải phóng cảm giác tội lỗi của bạn sẽ giúp xóa mọi ký ức về những đồ đạc này đồng thời mang lại cho bạn trải nghiệm thú vị trong tương lai.
Kỉ niệm là thứ níu kéo thời gian khiến bạn giữ lại những món đồ cũ (Ảnh: unplash)
2. Bạn đã quá gắn bó
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể buông bỏ những chấp trước bằng cách xác định một mục đích mới cho chúng? Khi nhìn những món đồ cần ra đi nhưng lại không nỡ, chỉ vì nhìn thấy chúng tôi nghĩ rằng chúng đã mang lại cho tôi sự bình yên nào đó hoặc giúp chữa lành vết thương tình cảm của tôi. Tuy nhiên, hóa ra không phải vậy mà là những thứ này đã chiếm mất một không gian trong nhà của mình.
3. Bạn đã có một vị trí để đặt nó
Lý do tiếp theo mà mọi người có thể đưa ra cho việc giữ quá nhiều thứ là họ đã có một nơi để đặt nó. Về lâu dài chúng sẽ trở thành một vấn đề lộn xộn lớn chiếm phần lớn không gian của bạn.
4. Bạn “nghĩ” bạn thiếu thời gian và năng lượng để giải quyết
Nếu bạn nghĩ rằng sắp xếp ngăn nắp là lãng phí năng lượng, thì việc lộn xộn sẽ không bao giờ được giải quyết vì bạn dễ dàng giữ chặt các vật dụng hơn là buông bỏ chúng ngay cả khi chúng không còn giá trị nữa.
5. Giữ những món quà cũ
Bạn có những món quà cũ mà bạn bè tặng và bạn giữ nó trong nhiều năm. Rất nhiều người gặp tình trạng này vì tiếc và vì kỉ niệm, chính vì vậy mà nó khiến ngôi nhà của bạn trông lộn xộn hơn. Đã đến lúc bạn cần dọn dẹp nó để tránh tình trạng đồ đạc trong nhà quá lộn xộn, đừng để những kỷ niệm mãi đè nặng lên bạn.Những món quà hay một bộ quần áo cũ cho đến hiện tại đã không còn phù hợp nữa rồi.
Một vài cách có thể giúp bạn dọn dẹp chúng:
– Đừng mua bất cứ thứ gì trừ khi nó thực sự cần thiết. Thay vào đó, hãy nghĩ xem những món đồ nào sẽ khiến khách hoặc bạn bè thỉnh thoảng ghé thăm cảm thấy nó hữu ích.
– Nghĩ xem bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Gặp món đồ mà bạn thích, hãy nghĩ đến vấn đề bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu không mua nó.
– Cất những thứ bạn muốn giữ. Cất những món đồ không có giá trị về mặt tình cảm vào nơi cất giữ riêng.
– Hãy bắt đầu quyên góp những thứ nhỏ trước. Tặng hoặc bán bất cứ thứ gì không dùng đến thường xuyên, đặc biệt là những thứ nhỏ mà bạn không cần.
Đã đến lúc bạn cần dọn dẹp những món đồ cũ để bớt lộn xộn (Ảnh: pexels)