Phổi là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể con người, chịu trách nhiệm về hô hấp và giúp các tế bào duy trì hoạt động sống, song tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường bên ngoài nên thường rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus… Bổ sung ngay những loại thực phẩm có màu đỏ- cam để giúp phổi khỏe mạnh hơn nhé!
- Cà rốt
Trong cà rốt có chứa vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Cà rốt cũng nhiều vitamin B6 và amino acid methionine, những hợp chất được chứng minh có khả năng phòng chống và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Nước ép từ cà rốt giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh ung thư phổi, bổ phổi.
2. Bí đỏ
Thành phần trong bí đỏ còn có chất chống oxy hóa như alpha-carotene, beta-carotene và beta- cryptoxanthin, có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn chặn chúng làm hỏng các tế bào. Các nghiên cứu chỉ ra các chất chống oxy hóa bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, bệnh về mắt, giảm nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Bí đỏ không chỉ là món ăn dân dã và bổ dưỡng mà còn là vị thuốc phòng trị bệnh. Chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Bí đỏ cũng giàu beta-caroten, một loại carotenoid mà cơ thể tổng hợp thành vitamin A, cùng các chất dinh dưỡng khác.
dùng bí đỏ để nấu canh hoặc làm soup không chỉ ngon mà còn phòng bệnh hiệu quả
3. Đu đủ
Đu đủ là trái cây quen thuộc vùng nhiệt đới, giá trị dinh dưỡng cao. Trong đu đủ chứa các vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, B1, B2, magie, canxi, sắt, kẽm… Đặc biệt, nó giàu enzyme tự do, trong đó papain là loại enzyme có vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn. Papain là một chất chống viêm tự nhiên, ngăn cản sự tiến triển của quá trình nhiễm trùng tại phổi, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng như ho có đờm, sốt, đau tức ngực, khó thở do viêm phổi gây ra.
Ngoài ra, đu đủ xanh còn chứa một lượng chất xơ tương đối lớn, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện đường ruột người bệnh.
4. Củ cải đỏ
Củ cải đỏ giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, cung cấp kali, chất xơ, folate, vitamin C và nitrat. Chất betanin mang lại màu sắc sặc sỡ cho củ cải, có lợi cho sức khỏe, giúp tăng khả năng miễn dịch nói chung và tốt cho phổi nói riêng.
Củ cải đỏ chế biến nhanh chóng và dễ dàng như: phơi khô, ngâm củ cải trong nước muối, kết hợp với cam quýt cùng xà lách tươi để làm món salad, hay làm nước ép…
nướ ép củ cải đỏ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, tăng khả năng miễn dịch cho phổi