Nổi lên từ bộ phim ‘Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo’ đang rất hot những ngày qua. Căn bệnh có tên ‘rối loạn phổ tự kỷ’ của nữ chính Woo Young Woo (Park Eun Bin đóng) lập tức được quan tâm nhiều hơn. Vậy chứng ‘rối loạn phổ tự kỷ’ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Cùng LadyTV tìm hiểu xem nhé!
Woo Young Woo – nữ luật sư tài giỏi nhưng mắc chứng bệnh kỳ lạ trong phim “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo”
1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ thường được mọi người gọi là “tự kỷ”. Là một tình trạng ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ. Khi mắc phải căn bệnh này, con người sẽ mất hoặc giảm khả năng tương tác với xã hội. Không những thế, có thể người đó còn xuất hiện triệu chứng bệnh đường tiêu hoá.
Người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như: thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.
Ngoài các biểu hiện nêu trên, rối loạn phổ tự kỷ còn có những biểu hiện làm sàng khác như: co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn…vv.
Căn bệnh này thường ghi nhận ở trẻ em và tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở nam và nữ là khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em trai có tỉ lệ mắc cao hơn trẻ em gái, (khoảng 4 lần).
2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính được cho liên quan đến căn bệnh này là môi trường và nhân tố di truyền:
- Nhân tố di truyền
Một số mã gen dường như được tìm thấy sự liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. Đối với trẻ, đây cũng được coi là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng tự kỷ. Một số khác có thể xuất hiện triệu chứng do quá trình biến đổi gen. Đôi khi, gen ảnh hưởng trực tiếp lên não trẻ còn nguy hiểm hơn các triệu chứng nghiêm trọng được cảnh báo.
Vì vậy, rối loạn phổ tự kỷ còn là khi gia đình từng có người mắc bệnh thì sẽ tăng nguy cơ đời sau mắc bệnh.
- Yếu tố môi trường
Theo các nghiên cứu khoa học, một số yếu tố như vi rút thuốc hay biến chứng khi mang thai. Thậm chí, ô nhiễm môi trường cũng có nguy cơ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ.
Các yếu tố khác được cho là trực tiếp ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh của trẻ như:
– Giới tính: Bé trai có nguy cơ mắc cao hơn gấp 4 lần so với bé gái.
– Trẻ sinh non: Những bé có tuổi sinh dưới 26 tuần sẽ có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ nhiều hơn.
– Tuổi sinh sản: Cha mẹ lớn tuổi thì con sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, kể cả rối loạn phổ tự kỷ.
– Các rối loạn khác: Đôi khi, trẻ gặp rối loạn tâm lý hay chuyển hóa cũng có thể dẫn đến vấn đề về rối loạn phổ tự kỷ.
3. Cách điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ như thế nào?
Hiện nay, chưa có phương pháp nào ngăn chặn được hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Các nhà khoa học khuyến khích đối tượng đã mắc hội chứng này cần học cách vượt qua và tham gia nhiều hoạt động để cải thiện tâm lý tốt hơn.
Đối với trẻ em, khi có các biểu hiện như trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các trung tâm chuyên biệt cho tự kỷ càng sớm càng tốt. Về cơ bản, giáo dục can thiệp được coi là phương pháp hàng đầu trong điều trị tự kỷ. Việc can thiệp sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng hòa nhập và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu của bệnh
Theo: Vinmec