Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có 3.593 bệnh nhân nhiễm covid-19. Trong đợt dịch bùng phát thứ 4 xuất hiện từ ngày 27/4 đến 12h trưa 12/5, Việt Nam phát hiện thêm 580 ca mắc covid-19 trong đó số ca nhập cảnh là 1.443, số ca trong nước là 2.150 tại 26 tỉnh, thành phố. Điển hình phải kể đến như ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên.
Đáng chú ý của đợt dịch lần này là diễn biến phức tạp hơn với sự xuất hiện của nhiều ổ dịch đồng thời cùng lúc ở nhiều địa phương khác nhau.
Chính vì vậy mà ngay từ khi phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, công tác phòng chống dịch ở nhiều địa phương đã khẩn trương ngày đêm truy vết, lấy mẫu, cách ly những trường hợp F1, và yêu cầu thực hiện cách ly với những trường hợp có khả năng lây nhiễm, triển khai tầm soát xét ghiệm trên diện rộng.
Ảnh: TTXVN
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K là 2 bệnh viện hiện có đông bệnh nhân điều trị covid-19. Trong cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch với Bệnh viện nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K sáng ngày 12/5, TS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – cho biết: “16 tháng nay, chúng tôi đã làm nhiệm vụ điều trị covid-19 rồi, chúng tôi không ngại khó, không ngại khổ, chỉ thương bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân đã điều trị tích cực đã âm tính 2-3 lần, chỉ mong “giải phóng” bớt bệnh nhân thường, bệnh nhân nặng, để nhận bệnh nhân COVID-19 mới”
Ông chia sẻ, sau khi có bác sĩ xét nghiệm dương tính, toàn thể thầy thuốc ở đây đều trở thành F1. Nhưng với lượng bệnh nhân đông, ngoài những cán bộ y tế dương tính phải điều trị bệnh, còn lại các F1 là thầy thuốc vẫn phải tham gia phòng chống dịch theo các cách khác nhau.
Theo PGS Quảng, hiện nay Bệnh viện đang chịu áp lực lớn, đặc biệt từ bệnh nhân ung thư đang trì hoãn điều trị với khoảng 15.000 người. Bệnh viện đã phân công cho các khoa, phòng gọi điện trực tiếp tư vấn cho bệnh nhân theo dõi sức khoẻ. Đến hôm nay đã gọi gần hết cho các bệnh nhân.
Ảnh: TTXVN
Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang bùng phát phức tạp, vai trò của hệ thống y tế, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ luôn được đề cao, phát huy.
Bác sĩ cũng giống như bao người khác, họ cũng có gia đình, hạnh phúc riêng nhưng hơn ai hết họ là người hiểu rõ nhất căn bệnh này nguy hiểm nhường nào nhưng vẫn tình nguyện ra tuyến đầu chống covid-19.
Tại các khu cách ly, các điểm lấy mẫu xét nghiệm là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng họ vẫn luôn là người có trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn để ngày đêm lấy mẫu, xét nghiệm, khám bệnh và điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân. Vì họ biết được rằng trong tình cảnh hiện tại nếu như ngay cả họ cũng gục ngã thì những bệnh nhân biết tin vào ai. Họ đã thực sự quên mình để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.
Còn nhớ trong những lần bùng dịch trước, chắc hẳn mọi người không thể quên hình ảnh những y bác sĩ ngày đêm làm việc, mặc đồ bảo hộ xuyên suốt đến mồ hôi ướt đẫm, trên mặt in hằn từng vệt đỏ vì phải đeo khẩu trang trong một thời gian dài. Hay những hình ảnh họ ngủ gục mệt nhoài trên nền nhà, gốc cây,…
Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN
Cảm ơn những “chiến binh áo trắng” không ngại đem sức khỏe, thời gian của bản thân để đổi lấy sự bình yên, hạnh phúc cho mọi người.
Nguồn: Bộ Y tế