Bánh trung thu là món bánh không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu với nhiều loại bánh, loại nhân hấp dẫn. Vậy, bánh trung thu bao nhiêu calo? Ăn bánh trung thu có mập không? Và ăn bánh trung thu như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết trung thu
Tết Trung thu không chỉ là Tết thiếu nhi mà còn Tết đoàn viên. Là dịp để thể hiện sự chăm sóc, sự hiếu thảo và tình cảm của mình với những người thân yêu.
Tết trung thu hàng năm sẽ diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, đây cũng là ngày mà trăng sáng nhất. Nhiều người cho rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.
Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.
Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.
Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Bánh trung thu bao nhiêu calo?
Theo khảo sát của Khoa Dinh dưỡng, Viện điều dưỡng & Bệnh viện Hong Kong, trung bình lượng calo trong 1 cái bánh Trung thu dao động trong khoảng 700 – 900 calo, gấp 3 lần so với một bát cơm (260 calo). Để tiêu hao được lượng calo này, bạn cần phải chạy bộ trong vòng 93 phút chạy bộ với tốc độ 8km/giờ.
Hiện nay, thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp bánh Trung thu với mẫu mã và nguyên liệu đa dạng từ chay đến mặn. Tùy vào thành phần mà mỗi loại bánh sẽ có lượng calo khác nhau.
Với bánh Trung thu thập cẩm, loại bánh này được làm từ những nguyên liệu như lòng đỏ trứng muối, mỡ heo, lạp xưởng, hạnh nhân, mè, hạt bí/ hạt dưa và các loại mứt. Chính vì vậy mà mức calo của nó ghi nhận mức calo cao nhất trong tất cả các loại bánh trung thu. Một cái bánh trung thu thập cẩm với trọng lượng 200g, có thể chứa đến 800 calo.
(Ảnh: LaLaShop)
Hai loại bánh được ưa chuộng khác là bánh Trung thu trà xanh, bánh Trung thu khoai môn được ghi nhận với mức calo trung bình khoảng 700 – 800 calo đối với trọng lượng 100g.
(Ảnh: Saigon Tiếp thị)
Bánh Trung thu trà xanh và bánh Trung thu hạt sen được ghi nhận với mức calo khoảng 300 – 400 cho trọng lượng 100g. Với bánh Trung thu mini, ước tính trung bình mỗi loại bánh chứa 190 calo, tương đương với 2/3 bát cơm. Tuy nhiên, tuỳ vào loại nhân mà lượng calo có thể thay đổi, dao động từ 170 calo đến 230 calo.
(Ảnh: The Centrepoint)
Ăn bánh trung thu có mập không? Làm sao để không lên cân?
Là loại bánh chứa nhiều calo, vậy nên câu trả lời chính là ăn bánh trung thu có mập. Tuy nhiên, nếu như bạn ăn một cách khoa học thì cân nặng vẫn sẽ được đảm bảo.
1. Lựa chọn các loại bánh Trung thu healthy
Thấu hiểu tâm lý lo sợ tăng cân của người tiêu dùng khi ăn bánh Trung thu, các thương hiệu đã bắt đầu ra mắt nhiều loại bánh healthy, được làm từ các loại đường ăn kiêng, rất thích hợp cho những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đang trong chế độ giảm cân.
Các loại bánh Trung thu healthy đều có lượng calo thấp hơn do được làm từ các nguyên liệu lành mạnh như các loại hạt và sử dụng dầu thực vật thay cho các loại mỡ động vật.
Bạn có thể tham khảo một số loại nhân bánh Trung thu healthy được ưa chuộng như yến mạch, hạt sen, hạt chia, khoai lang…, sau đó so sánh lượng calo của mỗi loại bánh và lựa chọn hương vị tuỳ vào sở thích và mục đích của mình.
2. Chú ý thời gian ăn bánh Trung thu
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên tránh ăn bánh Trung thu vào buổi sáng, lúc bụng đói để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
Đồng thời, bạn cũng không nên ăn sau bữa tối vì cơ thể sẽ không có đủ thời gian để đốt cháy lượng calo tiêu thụ trước khi đi ngủ, điều này sẽ dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng.
Chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức bánh Trung thu là vào các bữa ăn nhẹ trong ngày hoặc trong lúc dùng trà chiều cùng đồng nghiệp, gia đình.
3. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Một nguyên tắc khác để tránh tăng cân là cố gắng chia nhỏ chiếc bánh Trung thu thành từng phần nhỏ để ăn trong ngày.
Đối với bánh Trung thu truyền thống, một tuần bạn chỉ nên ăn tối đa 3 lần, mỗi lần chỉ nên ăn 1/4 chiếc bánh. Đối với bánh Trung thu mini hay một số loại bánh healthy, bạn chỉ nên ăn 1/2 chiếc mỗi lần và không ăn quá 3 chiếc trong một ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến việc chia sẻ bánh Trung thu với những người xung quanh để vừa đảm bảo được lượng calo không vượt quá mức cho phép, vừa thể hiện sự gắn kết với gia đình, bạn bè.
4. Không dùng chung với các loại nước ngọt
Do bánh Trung thu đã được chế biến với đường, bạn chỉ nên lựa chọn các loại đồ uống thanh mát như trà lài hoặc trà xanh không đường, thay vì dùng chung với các loại nước ngọt.
Trà không chỉ chứa chất chống oxy hóa mà còn là một sự kết hợp hoàn hảo giúp cân bằng vị ngọt của bánh Trung thu.
(Ảnh: Pinterset)