Ekip sản xuất Như Ý truyện vừa tung hết bộ ảnh gia phả của các phi tần. Bộ ảnh này sắp xếp theo nơi ở của từng nhân vật, không chỉ có chủ tử mà đến cả thái giám, cung nữ cũng lần lượt xuất hiện.
Bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện đã kết thúc phát sóng 1 tuần song những dư âm của nó vẫn còn âm ỉ. Hiện tại, Hậu Cung Như Ý Truyện đã đạt hơn 15 tỷ lượt view, con số này dự đoán sẽ còn tăng trong những ngày tới. Hậu Cung Như Ý Truyện có tổng kinh phí lên đến 43,3 triệu USD, tương đương 1.000 tỷ đồng. Sau khi kết thúc, phim được giới chuyên môn khen ngợi là tác phẩm cung đấu chỉn chu, tỉ mỉ bậc nhất.
Chiều lòng fan, ekip sản xuất tung hết bộ ảnh gia phả của các phi tần trong hậu cung. Bộ ảnh này sắp xếp theo nơi ở của từng nhân vật. Không chỉ có chủ tử mà đến cả thái giám, cung nữ cũng lần lượt xuất hiện.
Dưỡng Tâm điện là nơi ở của Càn Long.
Dưỡng Tâm điện với Càn Long (Hoắc Kiến Hoa), Lý Ngọc (Hoàng Hựu Minh), Tiến Bảo và Tiến Trung. Dực Khôn cung với Như Ý (Châu Tấn), Tỏa Tâm (Trần Tiểu Vân), Dung Bội (Tề Hoan). Từ Ninh cung với Thái hậu Sùng Khánh (Ô Quân Mai) và Phúc Già.
Dực Khôn cung với Như Ý là chủ tử.
Vĩnh Thọ cung với Lệnh Phi – Vệ Yến Uyển (Lý Thuần), Vương Thiềm, Xuân Thiền, Tiến Trung. Khải Tường Cung với 2 vị chủ tử là A Nhược (Tăng Nhất Huyên) và Gia Phi – Kim Ngọc Nghiên (Tân Chỉ Lôi).
Vĩnh Thọ cung với phe cánh Lệnh Phi – Vệ Yến Uyển.
Từ Ninh cung của Thái hậu Sùng Khánh – Chân Hoàn.
Chung Túy Cung cũng vui vẻ, sôi động không kém cạnh với 2 vị chủ tử là Uyển Tần (Tào Hi Văn) và Thuần Phi – Tô Lục Quân (Hồ Khả). Diên Hy cung khép lại với Du Phi – Hải Lan (Trương Quân Ninh), Ngũ A Ca cùng các cung nữ, thái giám.
Với phim, Như Ý là người lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ để vạch tội Lệnh Phi. Sau khi Lệnh Phi bị ban thuốc thuốc độc, Như Ý mới qua đời. Nhưng cái chết của nàng không phải do tự sát, Như Ý trong phim chết vì bệnh lao.
Ăn theo sức hút của Hậu Cung Như Ý Truyện, nhà xuất bản Văn hóa Nhân Dân đã quyết định cho ra mắt bản hiệu đính bộ tiểu thuyết Hậu Cung Như Ý Truyện gồm 6 quyển. Bộ sách này có điểm mới so với lần xuất bản trước là bổ sung phiên ngoại về khoảng thời gian thanh mai trúc mã của Thanh Anh – Hoằng Lịch.