Truyền thuyết Thất Tịch ăn chè đậu đỏ sẽ có người yêu đúng hay sai chưa cần biết. Nhưng Thất Tịch mà có món chè thơm ngon để ăn thì còn gì bằng. Tham khảo ngay 6 món chè đậu đỏ dưới đây để Thất Tịch này không cô đơn nhé!
1. Chè đậu đỏ
Thất tịch chắc chắn là không thể thiếu món chè đậu đỏ. Món chè truyền thống trứ danh gắn liền với ngày Thất Tịch. Công thức siêu đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
– 200gram đậu đỏ
– Đường phèn
– Bột sắn
– Nước cốt dừa
(Ảnh: FB Bich Ly Nguyen)
Thực hiện:
– Rửa sạch và ngâm đậu đỏ từ 6-8 tiếng.
– Cho đậu đỏ vào nồi áp suất, cho nước ngập hơn mặt đậu và nấu trong khoảng 45 phút.
– Khi đậu đỏ đã chín nhừ cho sang một nồi khác, cho thêm đường phèn, đun thêm 5 phút để đường phèn tan hết.
– Hoà tan 2 thìa bột sắn với nước. Vừa đổ bột sắn vào nồi chè vừa khuấy đều tay đến khi chè sánh là được.
Chè đậu đỏ ăn cùng nước cốt dừa và đá lạnh rất thơm ngon, bổ dưỡng. Chè đậu đỏ cũng có thể ăn cùng sữa chua, siêu ngon nhé!
2. Chè đậu đỏ hạt sen
Nguyên liệu:
– Đậu đỏ
– Hạt sen tươi
– Đường
– Nước cốt dừa
– Dừa sợi nạo
Thực hiện:
– Đậu đỏ ngâm nở rồi ninh cho mềm. Thêm hạt sen vào ninh chung.
– Chè chín thì nhớ gạn nước ra, xào hạt với đường phên, đường hoa mơ hoặc đường thốt nốt cho thơm và vị đậu hạt sen thêm đậm đà xong đổ nước trở lại nồi nấu sôi khuấy đều là xong. Thêm nước cốt dừa và sợi dừa nạo cho thơm nhé.
3. Chè Sago đậu đỏ
* Đậu đỏ sago hay là đậu đỏ bột báng.
Nguyên liệu:
– 2 lạng đậu đỏ.
– 1/2 lạng bột báng
– 1 lon nước cốt dừa
– Trân châu dừa, thạch đen, dừa nạo (ăn kèm)
(Ảnh: FB Ha Phuong Le)
Cách làm:
– Đậu đỏ rửa sạch, ngâm cho nở.
– Cho đậu đỏ, bột báng, nước cốt dừa, đường, một chút muối, thêm nước và hầm nhừ.
– Nước cốt dừa để lại tầm 100ml, thêm nước với bột năng, đường, xíu muối quấy quánh.
Làm lạc dẻo ăn chè:
Ngâm lạc qua đêm. Hầm lần 1, lần 2 với chút muối, lần 3 thêm đường rồi ngâm trong nước hầm như vậy luôn. Lúc này hạt lạc sẽ dẻo thơm như khoai mà lại không bở, ăn rất ngon. Dùng lạc đỏ hạt nhỏ sẽ ngon hơn lạc sen hạt to nhé!
* Tips hầm đậu đỏ nhừ không sượng: Đậu đỏ ngâm sẵn qua đêm, cho vào bịch nhỏ cấp đông. Khi ăn lấy từng gói ra hầm sẽ rất mau nhừ mà đảm bảo không sượng chút nào lại ngấm gia vị vô cùng.
4. Chè đậu đỏ trôi nước cốt dừa
Nguyên liệu:
– 150-200g đậu đỏ.
– 1 chén bột nếp
– 1 ít bột khoai, bột báng.
– 1 ít nước cốt dừa.
– 100-150g đường
– 1 ít muối
(Ảnh: FB Trần Xuân Đức)
Thực hiện:
– Đậu đỏ vo sạch và nấu trong 40 phút, lâu lâu khuấy cho đậu không bị dính đáy nồi, nếu cạn nước có thể thêm nước và nấu tiếp.
– Bột khoai và bột báng ngâm nước khoảng 20 phút rồi để ráo.
– Bột nếp cho vào tô lớn, cho 1-2 muỗng canh đường. Cho từ từ nước sôi vào và dùng đũa khuấy đều, sau đó dùng tay từ từ nhồi bột. Nếu bột còn dính tay nhiều thì cho thêm bột khô, nhồi và tạo thành các viên bột nhỏ vừa ăn.
– Sau khi nấu đậu đỏ khoảng 40 phút thì cho cả bột khoai, bột báng và các viên bột nếp vào nấu thêm 15-20 phút. Nấu cho tới khi bột khoai và bột báng trong thì cho đường và 1 tí muối (khoảng 1/5 muỗng cà phê muối) vào để đều vị. Tránh chè bị quá ngọt và dễ ăn hơn. Bạn nào thích ăn béo thì có thể cho thêm khoảng nửa chén nước cốt dừa vào chung với đường.
5. Chè đậu ngự, đậu đỏ hạt sen
Chè đậu ngự, đậu đỏ kết hợp với hạt sen, một ít lá dứa, đường phèn, nước cốt dừa không chỉ giải nhiệt mà tác dụng của đậu ngự mang lại cũng rất tốt như giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế các tác nhân gây ung thư, tăng cường hệ miễn dịch… Một món vừa ngon lại vừa bổ.
Nguyên liệu:
– Đậu ngự, đậu đỏ tươi: 200gram
– Hạt sen: 200gram
– Nước cốt dừa: 100ml
– Đường phèn
– 1 nhánh lá dứa
– 1 ống nhỏ vani
Thực hiện:
– Đậu ngự bóc vỏ lụa đem hấp trong vòng 2 phút ( không luộc nhé). Vì hấp sẽ giữ được nguyên độ ráo của đậu, không làm nhũn đậu.
– Hạt sen tươi ngâm với nước muối khoảng 1 – 2 phút rồi cũng để ráo nước và thả vào nồi. Thêm nước xâm xấp rồi nấu cho sen mềm. Sen chỉ cần nấu khoảng 3 – 5 phút là đã bắt đầu hơi mềm.
– Khi hạt sen vừa chín tới, cho đậu ngự (đã hấp mềm xong), đường phèn và cả lá dứa vào cùng nồi hạt sen. Lúc này, hạ lửa nhỏ bớt cho hạt ngấm đường và thấm hương lá dứa thanh dịu. Nếm thử thấy đường đã vừa ăn thì cho vào nồi 1 ống nhỏ hương vani và nấu chè thêm khoảng 15 phút nữa là có thể tắt bếp
– Khi tắt bếp, bạn vớt bỏ lá dứa đi và múc chè ra chén cho thêm nước cốt dừa và dùng.