Giữ lại thức ăn thừa là thói quen của nhiều gia đình sau mỗi bữa ăn. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: “liệu chúng có còn an toàn khi chúng ta ăn nó vào những ngày tiếp theo?”
Chúng ta vẫn thường hay có thói quen tiếc nuối hơn là ngay lập tức biến chúng thành rác thải. Thế nhưng, một điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý đó là phải giữ gìn sức khỏe của bạn hơn là việc dọn sạch tủ lạnh. Thức ăn thừa trong trường hợp bạn dọn chúng cho vào tủ lạnh nhưng lại để chúng đến hư trong đó thì, một số vi khuẩn gây bệnh sẽ làm ô nhiễm thực phẩm có trong đó. Nặng hơn chúng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm nôn mửa và đau bụng, cũng như các triệu chứng như sốt hoặc đau đầu.
Thức ăn thừa được giữ lại. Ảnh: Freepik
Bảo quản thức ăn thừa như thế nào?
– Thức ăn thừa nếu bạn muốn tiếp tục dùng nó trong vòng 3-4 ngày kế tiếp thì nên được bảo quản trong hộp kín bỏ trong tủ lạnh và nhiệt độ tủ lạnh không được đặt cao hơn 40 độ F.
– Trước khi cho vào tủ lạnh, bạn cần xử lý thức ăn thừa đúng cách bằng cách lưu ý đến thời gian khi chúng ở nhiệt độ phòng trước khi được cất đi. Thức ăn dành cho những buổi dã ngoại, tiệc nướng ngoài trời nên được làm lạnh hoặc làm đông các loại như thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại thức ăn dễ hỏng khác trong vòng 2h trước khi nấu hoặc mua.
Bảo quản thức ăn trong hộp trước khi cho vào tủ lạnh. Ảnh: Unplash
– Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng. Ngoài ra, tránh để bất kỳ thứ nào trên trước cửa tủ lạnh, vì đây là nơi ấm nhất trong tủ lạnh. Thức ăn thừa nên được cất ở kệ trên cùng hoặc ở giữa về phía sau, chỉ cần đảm bảo để bạn có thể nhìn thấy chúng để bạn nhớ đến và ăn chúng trước khi quá muộn.
– Nếu bạn định đông lạnh thức ăn thừa, cũng có thể làm như vậy bởi chúng có thể để được đến tận vài tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi để quá lâu thức ăn thừa đó sẽ bị mất độ ẩm và hương vị của chúng có thể sẽ không còn ngon nữa.
– Khi nhân thấy bấy kỳ dấu hiệu hư hỏng nào của lượng thức ăn thừa đó như bị nhão, nhầy nhụa, nấm mốc hay mùi khó chịu thì nên giục chúng đi ngay để tránh vi khuẩn sinh sôi có thể gây bệnh cho bạn.
Hâm nóng thức ăn thừa như thế nào để an toàn nhất?
Việc lưu trữ thức ăn thừa của bạn cũng quan trọng như việc bạn làm cho chúng sống lại, bởi đó cũng là chìa khóa để đảm bảo rằng bạn không gây bệnh cho mình.
Hâm thức ăn trong lò vi sóng. Ảnh: Freepik
Nếu thức ăn của bạn đã được đông lạnh thì cách an toàn nhất để hâm nóng lại chúng là rã đông chúng trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng. Tùy từng loại thức ăn khác nhà có thể chọn một kiểu rã đông phù hợp. Nếu ra đông trong tủ lạnh, thời gian rã đông có thể lâu hơn hai cách kia nhưng thức ăn thừa vẫn sẽ an toàn. Sau khi rã đông, thực phẩm nên được sử dụng trong vòng 3-4 ngày hoặc có thể để đông lại.
Như trên đã nói, thức ăn thừa có thể rã đông trong nước lạnh, nhưng hãy đảm bảo túi/ hộp đựng thức ăn của bạn không bị rò rỉ và nước không thể xâm nhập vào nhé.
Thực phẩm rã đông trong lò vi sóng, hãy đảm bảo là nhiệt độ đủ ấm để tiêu diệt hết vi khuẩn. Nếu thức ăn thừa là sup, nước thịt hoặc các chất lỏng khác, hãy đun sôi chúng trên bếp để đảm bảo vi khuẩn tiềm ẩn đã được tiêu diệt hết.
Cuối cùng, nếu cảm thấy không an toàn thì bạn hãy nên mạnh dạn vứt bỏ hết chỗ thức ăn thừa ấy đi để tránh rủi ro nếu có nhé!