Đêm trắng hay bạch dạ là hiện tượng ban đêm trời sáng như ban ngày, thường gặp tại các nước nằm ở vĩ độ cao ở khu vực châu Âu vào mùa hè.
Trong khoảng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7 bầu trời đêm tại các nước này không tối hoàn toàn, rõ nét nhất là khoảng tháng 6 và tháng 7 ở những thành phố thuộc các quốc gia nằm phía Bắc Bán Cầu, những nơi có vĩ độ cao.
Đêm trắng xảy ra vào mùa hè, trong thời gian này mặt trời lặn rất ngắn ở mỗi ngày. Thế nên, mùa hè ở đây tưởng ngắn nhưng lại hoá ra dài. Vì thời gian ban ngày kéo dài hơn ban đêm, thời gian ăn chơi cũng nhiều hơn một chút. Thông thường thì ban đêm trời chỉ thực sự tối từ 22h30 đến 2h30 sáng.
Điều đặc biệt ở đêm trắng là dù có nắng nóng nhưng vẫn luôn có gió mát, không bị oi bức. Nhiều nơi trời vẫn se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, nhiệt độ cao nhất khoảng 30 độ vào tầm giữa trưa. Khi đi ra chỗ nắng gắt thì rát da, nhưng chỉ cần chạy vào bóng cây tránh nắng thì lại mát rượi, là mùa hè nhưng rất ít khi đổ mồ hôi. Cây cối trong thời gian này cũng không bị ảnh hưởng, vẫn xanh tươi tốt lá như thường.
Để nói về đêm trắng thì cố đô Saint Petersburg, Nga, được mệnh danh là thủ phủ của hiện tượng đêm trắng khi là thành phố nổi tiếng nhất thế giới về hiện tượng này. Vào khoảng thời gian xảy ra đêm trắng, nước Nga có rất nhiều các hoạt động lễ hội được tổ chức. Saint Petersburg là nơi tổ chức lễ hội đêm trắng lâu đời nhất trên thế giới. Ở đây có rất nhiều hoạt động rất hấp dẫn khách du lịch.
Trong đó, phải kể đến là lễ hội mở cầu trên sông Neva. Lễ hội mở cầu được tổ chức với quy mô khá lớn. Đây được xem là một trong những hoạt động thường niên được tổ chức vào thời điểm xảy ra hiện tượng đêm trắng.
Lễ hội mở cầu ở Saint Petersburg, Nga. (Ảnh: Internet)
Theo: FB Vũ Thúy Hằng, Tổng hợp