Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Nam Bộ năm nay diễn ra từ ngày 14 đến 16-4. Đây là Tết truyền thống của người Khmer, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những tỉnh miền Tây như Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre,… là nơi có nhiều đồng bào Khmer sinh sống.
Nhộn nhịp người dân đến chuẩn bị dọn dẹp tu sửa và chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho những ngày tết tại chùa (ảnh: Minh Lệ)
Nhộn nhịp người dân đến chuẩn bị dọn dẹp tu sửa và chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho những ngày tết tại chùa (ảnh: Minh Lệ)
Nhộn nhịp người dân đến chuẩn bị dọn dẹp tu sửa và chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho những ngày tết tại chùa (ảnh: Minh Lệ)
Ngày Tết đầu tiên
Trong ngày Tết đầu tiên – Chol Chnam Thmay, người Khmer sẽ chọn giờ tốt nhất trong ngày, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch “Maha Sangkran” và diễu hành 3 vòng chung quanh chính điện để đón chào Teveda. Tối đến, mọi người sẽ tổ chức các trò chơi dân gian cùng các vũ điệu như hát, múa dukê, robăm, ramvông…
Ngày Tết thứ hai
Ngày Tết thứ hai – Wanabot (năm nhuận tổ chức 2 ngày), mọi người bày tỏ lòng thành tâm tín ngưỡng bằng cách mang đồ ăn thức uống đến cho các sư sãi.
Đáp lại, các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, đã trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống ấm no, đầy đủ. Buổi chiều theo sự hướng dẫn của vị Achar, mọi người làm lễ “Đắp núi cát” (Puôn-Panum-Khsach) ngay tại khuôn viên chùa để mong gặp được điều lành.
Ngày Tết thứ ba
Ngày Tết thứ ba – Lơn-sắtk còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát lên tượng Phật.
Trong làn khói hương, người Khmer thành tâm khấn nguyện cầu mong Trời Phật gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tốt tươi và được mùa.
Đến trưa, mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh để tạ ơn. Có khi, họ tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ, tượng trưng cho sự báo hiếu.
Trong ba ngày Tết Chol Chnam Thmay, ngoài các nghi thức Phật giáo, đồng bào Khmer cũng tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và các trò chơi dân gian, như thả diều, đánh quay lửa hay nghe các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu; thanh niên trai, gái tham gia các cuộc hát đối đáp…
Những trò chơi giải trí trong dịp tết Chol Chnam Thmay
Sau nghi thức tấm Phật (16/4), ngày cuối cùng của tết Khmer diễn ra ở các Chùa thì đến phần lễ hội té nước,ném bột… Đây cũng là trò chơi nổi tiếng và được nhiều người mong đợi nhất mỗi dịp tết về.
Lễ hội té nước
Trò chơi đập niêu
Tổng hợp