Bông cải xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe thêm gấp nhiều lần.
Bông cải xanh là thành viên của rau họ cải, những loại khác bao gồm cải xoăn, bông cải trắng, bắp cải… Những loại rau này không chỉ có lượng calo cực thấp, mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nhiều người nói rằng bông cải xanh là loại rau chống ung thư tốt nhất, nhưng mọi người không biết rằng để chất chống ung thư trong bông cải xanh phát huy tác dụng cần phải trải qua một quy trình.
Sulforaphane là một chất chống ung thư kỳ diệu có trong bông cải xanh
Bông cải xanh có thể cung cấp một lượng lớn chất sulforaphane, rất hữu ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và có tác dụng chống ung thư. Do đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện những thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ bông cải xanh, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại sản phẩm này không hiệu quả bằng việc ăn trực tiếp bông cải xanh.
Sulforaphane là nguyên nhân chính gây ra vị đắng của rau họ cải, nhưng nó cũng khiến cho loại rau này có tác dụng chống ung thư. Trong một nghiên cứu của Canada năm 2017 đã phát hiện ra rằng sulforaphane có thể ức chế enzyme chủ chốt trong ung thư – histone deacetylase (HDAC). Do đó, sulforaphane có thể là một yếu tố quan trọng trong điều trị ung thư và hiện đang nhắm đến khối u ác tính, như ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tác dụng trì hoãn sự tiến triển của bệnh ung thư.
Tuy nhiên, sulforaphane không tồn tại trực tiếp trong súp lơ. Bình thường mọi người sẽ không chú ý đến 2 loại chất khác đó là glucosinolate và myrosinase trong bông cải. Thông qua tác dụng của enzyme, glucosinolate sẽ được chuyển đổi thành sulforaphane, do đó bông cải xanh trước tiên phải được nấu, mới có thể thúc đẩy phản ứng của enzyme.
Do đó nếu muốn hấp thụ nhiều thành phần sulforaphane, ăn sống bông cải xanh là cách tốt nhưng điều này không phù hợp với chế độ ăn uống bình thường của con người. Vì vậy các chuyên gia đã nghiên cứu thêm và phát hiện, phương pháp chế biến tốt nhất là, sau khi cắt bông cải xanh, để yên trong vòng 90 phút trước khi nấu. Bởi vì lúc này chất glucosinolate phong phú nhất, so với bông cải xanh được chế biến ngay lập tức sau khi cắt, hàm lượng glucosinolate cao gấp 2,8 lần. Trong nghiên cứu cũng cho biết, để yên bông cải xanh sau khi cắt khoảng 30 phút cũng có hiệu quả tương tự.
Những tác dụng khác của bông cải xanh đối với sức khỏe
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm ngoái của các nhà khoa học từ Đại học Chiết Giang thì việc ăn bông cải xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bệnh tim bằng cách giữ cho ruột khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy loài chuột ăn thức ăn có bổ sung bông cải xanh sẽ tăng khả năng chịu được các vấn đề về tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, vitamin K được tìm thấy trong bông cải xanh còn giúp duy trì kích thước của tâm thất trái, tăng cường khả năng bơm máu giàu oxy để nuôi dưỡng cơ thể cũng như các cơ quan, từ đó cũng có thể hạn chế những cơn đau tim đột ngột gây tử vong bất ngờ. Đặc biệt, các nghiên cứu cũng phát hiện thêm, nếu ăn bông cải xanh giàu vitamin K từ nhỏ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim về sau.