Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 AL) là một ngày lễ trọng đại của Việt Nam, ngày để tất cả mọi người dân của đất nước Việt Nam thể hiện lòng biết ơn đối với các vua Hùng và người dân bao đời đã có công dựng nước. Cũng là ngày mà toàn thể người dân Việt Nam tận hưởng sự thái bình, yên vui mà ông cha ta ngàn năm đã xây dựng nên.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử ghi dấu những cột mốc quan trọng nghìn năm văn hiến của đất nước Việt Nam, nhiều địa điểm mang ý nghĩa lịch sử, dân tộc đến nay vẫn còn trường tồn và hoạt động. Hãy cùng ladyTV điểm sơ qua một vài địa điểm mang ý nghĩa nhớ về cội nguồn để 10/3 này mọi người có thể ghé nhé!
1. Đền Hùng Phú Thọ
Nói đến ngày giỗ tổ Hùng Vương chắc chắn không thể không nhắc đến đền Hùng tại Phú Thọ. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng – thuộc đất Phong Châu – vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.
(Ảnh: Sưu tầm)
2. Ninh Bình
Ghé Ninh Bình thăm Cố đô Hoa Lư, Tràng An, Hang Múa, chùa Bái Đính,… chiêm ngưỡng cảnh non nước hữu tình, yên bình trên vùng đất có nhiều núi non lẫn cả đồng lúa khiến người ta mê đắm. Thăm thú những di tích cổ như đền thờ vua Đinh, Đền thờ vua Lê để nhớ về cội nguồn, lịch sử của dân tộc.
Nếu bạn là người ở miền Nam, hãy thử một lần về miền Bắc ghé thăm vùng đất Ninh Bình để chiêm ngưỡng hết cái đẹp ở đó, đảm bảo sau khi về thứ đọng lại trong tâm trí bạn sẽ là một niềm tự hào dân tộc dân tộc sâu sắc và cảnh sắc siêu lòng khiến bạn nhớ mãi không quên.
Cố đô Hoa Lư. (Ảnh: Mộc Lan)
Tràng An (Ảnh: Sưu tầm)
3. Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được hình thành từ thời Lý, đến nay trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Nội Tự) và Vườn Giám. Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành biểu tượng văn hóa và tinh thần hiếu học của người Hà Nội. 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Những điều này cho thấy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô và cả nước, mà đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại.
(Ảnh: Sưu tầm)
4. Huế
Tọa lạc hai bên bờ sông Hương, thành phố Huế là di sản văn hóa thế giới thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Huế sở hữu những di tích lịch sử có giá trị cao nằm trong Quần thể di tích Cố Đô Huế như Kinh Thành Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Trường Quốc Học. Du lịch Huế cũng là chiêm ngưỡng các thắng cảnh như núi Ngự Bình, bãi biển Thuận An, bãi biển Lăng Cô và phá Tam Giang. Nhã nhạc cung đình là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Huế.
(Ảnh: Check in Vietnam)
(Ảnh: Check in Vietnam)
5. Đền tưởng niệm các vua Hùng
Được hoàn thành năm 2009, khu đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trên một quả đồi cao hơn 20 m thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400 ha (phường Long Bình, quận 9), cách trung tâm TP HCM khoảng 30 km. Công trình được hoàn thành năm 2009.
Hạng mục đền tưởng niệm gồm 4 phần chính: quảng trường, đường tre, đền thờ và sân vọng. Ngay lối vào đền Hùng là quảng trường vuông vức rộng 4.000 m2, nền có hình mặt trời mô phỏng mặt trống đồng Đông Sơn. Hai bên quảng trường có 9 cột đá cao 6 m tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.
(Ảnh: VnExpress)
Từ quảng trường dẫn lên đền là đường tre dài 360m, rộng 10m, được xây dựng ôm theo triền dốc của quả đồi. Ở giữa đường là nhà bia, đặt bia đá khắc nội dung ca ngợi công đức của tổ tiên và niềm tự hào lịch sử, truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam là
Điểm nổi bật của lối lên đền là hàng tre xanh tỏa bóng mát hai bên, gợi nhắc hình ảnh làng quê Việt. Con đường làm bằng đá, có tổng cộng 107 bậc thang. (Ảnh: VnExpress)