Nhiều người giữ suy nghĩ “Ăn gì bổ nấy” và óc lợn thường xuyên là món ăn được các bà nội trợ dùng để tẩm bổ cho chồng con với niềm tin sắt đá rằng “ăn não bổ não”, một số còn khẳng định phần óc của con lợn mới là bộ phận tươi ngon nhất.

Trên thực tế, trong óc lợn chứa nguồn dưỡng chất rất phong phú như canxi, phốt pho, sắt… Đứng ở góc độ y học mà nói, loại thực phẩm này có vị ngọt, tính hàn, mang đến những lợi ích nhất định trong việc nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược… Tuy nhiên, trong nó cũng có một hàm lượng nhỏ độc tính, nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ dẫn đến ngộ độc.

BS Viện Dinh dưỡng: Óc lợn vừa bổ dưỡng vừa nguy hại, cân nhắc khi ăn

Óc lợn không phải là món ăn bổ dưỡng hoàn toàn.

Gây thiếu máu, thiếu chất nếu trẻ ăn nhiều

Theo Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi thuộc Viện Dinh dưỡng lâm sàng, óc lợn tuy là một là một loại thực phẩm có đa dạng dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất béo lại cao áp đảo các chất dinh dưỡng khác. So với cá, thịt thì lượng đạm trong óc lợn rất ít, vitamin mà đặc biệt là các loại vitamin dễ tan, dễ hấp thụ như A, D, E, K lại càng ít hơn. Lượng chất sắt trong loại thực phẩm này cũng không nhiều. Chính vì vậy, việc cho trẻ ăn óc lợn thường xuyên có thể khiến bé bị thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.

100g óc lợn = 7 lần nhu cầu cholesterol cần thiết trong 1 ngày

Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh Dưỡng Quốc gia) cũng cho biết, trong 100g óc lợn đã chứa đến 2.195 mg cholesterol, cao gấp 7 lần so với lượng cần thiết trong 1 ngày của mỗi người (dưới 300mg). Đó là lý do không nên cho trẻ ăn nhiều vì có thể gây béo phì cùng một số bệnh lý khác, ở người lớn thì làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ…

BS Viện Dinh dưỡng: Óc lợn vừa bổ dưỡng vừa nguy hại, cân nhắc khi ăn

Vì hàm lượng chất béo cao, nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể nguy hại cho sức khỏe. 

Các chuyên gia khuyên rằng món này chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần 30 – 50g mà thôi. Khi cho trẻ ăn, bố mẹ đừng quên phối hợp với các thực phẩm khác để cung cấp cho trẻ đủ 4 nhóm: đạm, bột đường, béo, các vitamin và khoáng chất, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bình thường ở trẻ.

Lưu ý thêm: Không nấu óc lợn với quá nhiều nước, chỉ nên nấu vừa chín, đừng nấu quá lâu sẽ làm mất chất. Cách tốt nhất là chưng cách thủy.

Gây đau đầu

Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, vì trong óc lợn chứa lượng lớn cholesterol nên có thể gây tăng huyết áp, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu. Vậy nên ai quan niệm “ăn gì bổ nấy”, bị đau đầu liền tẩm bổ bằng óc lợn thì nên xem lại.

Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới

Điều này đã được đề cập đến trong nhiều bộ sách y học cổ đại Trung Quốc. Cụ thể là trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi chú: “Óc lợn có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới, đặc biệt sau khi uống rượu càng cần phải tránh“. Cuốn “Bản thảo tòng tân”, “Lễ ký”, “Diên thọ thư”… cũng đều viết rằng việc ăn óc lợn nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh con ở phái mạnh.

BS Viện Dinh dưỡng: Óc lợn vừa bổ dưỡng vừa nguy hại, cân nhắc khi ăn

Ăn óc lợn nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh con ở phái mạnh.

Như vậy, óc lợn thực chất không phải là loại thực phẩm “thần thánh” như nhiều người vẫn nghĩ. Nó vừa bổ dưỡng mà cũng vừa nguy hại cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc kỹ trước khi dùng món này để tẩm bổ.

9 MÓN ĂN CÒN BỔ NÃO HƠN CẢ ÓC LỢN

Óc lợn sẽ là món ăn bổ não, tốt cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách và ăn với lượng phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay thế món này bằng một số loại thực phẩm khác, công dụng thậm chí còn vượt trội hơn nhiều:

– Lạc (đậu phộng): Chất lecithin và cephalin có trong loại thực phẩm này rất cần thiết cho hệ thần kinh của chúng ta, giúp cải thiện lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, chống lão hóa…
– Sữa: Với hàm lượng lớn protein, canxi, và các axit amin thiết yếu, sữa rất tốt cho não bộ cũng như các tế bào thần kinh. Uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
– Cá: Đặc biệt là cá nước ngọt không những giàu protein, canxi mà còn chứa axit béo không bão hòa, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, thúc đẩy sự hoạt động của tế bào não…

Ảnh: Pinterest