Chỉ chọn thực phẩm hữu cơ, thực phẩm ít béo, uống nhiều nước ép trái cây mà không ăn hoa quả tươi, ưu tiên các thực phẩm không có gluten,… Và dưới đây là 10 sai lầm dễ mắc phải của những “tín đồ” sống lành mạnh.
1. Chỉ chọn thực phẩm hữu cơ
Các sản phẩm hữu cơ được cho là khỏe mạnh và an toàn hơn những sản phẩm thông thường nhưng không có bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Khi trồng các sản phẩm này, nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp. Thay vào đó, chúng được thay thế bằng thuốc trừ sâu tự nhiên có ít tác dụng phụ hơn.
Tuy nhiên, những ký hiệu “Eco” hay “Natural” trên bao bì không phải lúc nào cũng có nghĩa là thực phẩm đó lành mạnh hơn. Đôi khi, đó chỉ là một mẹo marketing để tăng doanh thu mà thôi. Vì thế nếu muốn mua bạn nên chú ý đến những thông tin, nguồn gốc và cả hình thức của chúng nữa.
2. Ưu tiên các thực phẩm không có gluten
Những năm gần đây, các thực phẩm chứa gluten được cho là có hại cho sức khỏe vì có những người bị mắc bệnh celiac do ăn quá nhiều gluten. Tuy nhiên, con số này thực chất chỉ chiếm 1%.
Thực tế chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng tránh xa các thực phẩm chứa gluten có thể đem lại sự khoẻ mạnh tuyệt đối cho chúng ta. Ngược lại, việc thiếu hụt chúng còn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế, bạn nên cân bằng dinh dưỡng chứ không nên loại bỏ hoàn toàn.
3. Chọn thực phẩm ít béo
Để theo đuổi lối sống lành mạnh, không ít người chỉ chọn thực phẩm ít béo cho chế độ dinh dưỡng của mình. Nhưng bạn có biết, để đảm bảo hương vị cho sản phẩm khi bị giảm bớt chất béo, nhà sản xuất sẽ phải bù vào bằng những thành phần khác như đường, hương liệu, chất béo không bão hòa… Những chất này cũng có hại cho sức khỏe không kém.
Thay vào đó, bạn hãy tìm đến những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo trung bình, chỉ loại trừ chất béo trong khẩu phần ăn khi đó là yêu cầu từ vấn đề y tế.
4. Uống nhiều nước ép trái cây mà không ăn quả tươi
Nước ép trái cây có chứa nhiều đường và đồng thời chúng cũng không có chất xơ. Uống nhiều nước ép trái cây có thể dẫn đến sự thèm ăn, ăn quá nhiều và tăng cân. Nước trái cây không thỏa mãn cơn đói của chúng ta cũng như cơn khát của chúng ta. Và như thế nó không khác là bao so với các loại nước ngọt có ga đâu.
Thay vào đó, bạn nên chọn những loại quả ăn trực tiếp hoặc uống nước tinh khiết có thêm vài lát trái cây tươi sẽ hiệu quả hơn.
5. Ăn thanh năng lượng thay vì thực phẩm chế biến
Những thanh năng lượng, thanh protein vô cùng phù hợp khi bạn cần nạp năng lượng một cách gấp gáp. Nhưng những thanh này lại có chứa rất nhiều đường, men socola, caramel, hương liệu nhân tạo và các chất phụ gia khác. Chúng không khác gì đồ ngọt thông thường khi nói đến lượng đường, trong khi lượng calo trong chúng bằng cả một bữa trưa đầy đủ.
Nếu bạn cần thêm dinh dưỡng, đừng lười biếng, hãy dành thời gian để ăn uống khoa học hơn và đầy đủ hơn.
6. Dùng hoa quả sấy khô như đồ ăn vặt
Trái cây sấy khô hữu ích hay có hại phụ thuộc nhiều vào các điều kiện chế biến và bảo quản. Theo quy định, trước khi sấy trái cây, nhà sản xuất cần tẩm ướp với các thành phần hóa học để chúng lưu giữ được lâu hơn nhưng đồng thời cũng làm giảm những lợi ích của chúng.
Trái cây sấy khô chỉ tốt khi bạn tự làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh và không có chất bảo quản.
7. Thích trứng có vỏ màu nâu
Nhiều người vẫn cho rằng, trứng vỏ nâu tốt hơn các loại trứng vỏ trắng thông thường, nhưng thực ra chúng chẳng có gì khác biệt cả. Kích thước và màu sắc của một quả trứng phụ thuộc vào giống gà mái, trong khi màu của lòng đỏ cho biết con gà mái đó đã ăn gì vào bữa trưa.
Nguyên tắc chính để lựa chọn trứng phải là điều kiện lưu trữ của chúng và hình thức bên ngoài. Lựa chọn an toàn nhất là trứng sạch, không có vết nứt, được bảo quản trong tủ lạnh.
8. Chỉ uống đồ uống thể thao
Do mối liên kết chặt chẽ giữa thể thao và lối sống lành mạnh nên những loại thức uống dành cho dân tập cũng “mặc nhiên” được coi là lành mạnh. Tuy nhiên, thực tế là những loại đồ uống này có chứa rất nhiều nước soda ngọt, cũng như siro ngô, phụ gia thực phẩm nhân tạo và chất tạo màu.
Các nhà sản xuất đồ uống thể thao khuyên bạn nên làm dịu cơn khát với sản phẩm của họ trong quá trình đào tạo nhưng thực tế ngược lại hoàn toàn. Thay vì những loại nước uống đóng chai, hãy chuẩn bị những chai nước của riêng bạn.
9. Ưu tiên các loại thực phẩm nhập khẩu
Nhiều người vẫn có suy nghĩ là đồ nước ngoài tốt hơn đồ nội địa, bao gồm cả thực phẩm. Điều này có thể đúng, nhưng không phải tất cả. Ví dụ, những sản phẩm địa phương theo mùa chắc chắn tốt hơn những loại đồ ăn đồ uống được mang từ nước ngoài về.
Một quả táo, được trồng trên một trang trại địa phương trong điều kiện tự nhiên và được bán ngay lập tức, chứa nhiều nguyên tố hữu ích hơn trái cây được vận chuyển từ một quốc gia xa xôi và được bảo quản bằng những thành phần hóa học.
Tất nhiên, các sản phẩm nhập khẩu cũng có một số lợi thế nhưng khi chọn chúng, bạn nên đặc biệt chú ý đến ngày lưu trữ sản phẩm, thành phần của nó, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu.
10. Hạn chế lượng thức ăn nạp vào nhưng lại không để ý đến lượng calo
Sự khác biệt giữa việc tiêu thụ trứng chiên và trứng luộc là trứng luộc cung cấp ít calo hơn. Mỗi cách chế biến lại đem đến cho bạn lượng calories nhất định. Thực phẩm chiên, xào còn “cõng” thêm lượng calories từ dầu mỡ, gia vị nữa.
Vì vậy, nếu bạn ăn 2 quả trứng luộc tức là bạn nạp vào 188 calo – còn ít hơn 1 quả trứng chiên. Bạn đã hiểu điều mình cần chú ý là gì rồi đúng không?