Thánh địa La Vang từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Bình. Vừa được xây mới, Thánh địa La Vang đã thu hút rất đông khách tới tham quan, check-in.
Với những ai yêu mến vùng đất Quảng Trị cũng như yêu thích du lịch, chắn hẳn là sẽ biết đến Thánh địa La Vang. Thánh địa La Vang từ lâu đã trở thành một điểm nổi tiếng. Với câu chuyện về Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798.
Toàn cảnh Thánh địa La Vang
Thánh địa La Vang còn được gọi với tên “Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang”. Truyền thuyết kể lại rằng: Dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792). Với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang.
Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo. Thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng. Tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó.
Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.
Tượng Đức Mẹ được đặt tại nơi được cho là Đức Mẹ hiển linh
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn. Từ đó đến nay, sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ.
Đức Mẹ La Vang được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.
Chính giữa thánh địa La Vang, nổi bật là toà tháp xây bằng gạch đỏ cũ. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, thánh đường La Vang bị bom đạn chiến tranh đánh sập, chỉ còn lại tháp chuông tồn tại đến ngày nay.
Phần tháp chuông của Thánh địa La Vang còn sót lại sau trận bom đạn
Năm 2012, Vương cung Thánh đường mới được đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng. Công trình là điểm nhấn của Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang. Thể hiện phong cách kiến trúc Việt, mang hồn Việt qua hình dáng những tấm mái ngói thân quen. Kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Họa tiết diễn tả cụ thể những ân huệ của Thiên Chúa trên chính những sản phẩm của quê hương đất nước.
Cứ 3 năm một lần, tại đây diễn ra Lễ hội hành hương La Vang với nhiều nghi lễ quan trọng và sự tham dự của nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ và hàng trăm ngàn giáo dân.
La Vang đông đúc trong lễ bế mạc ngày 15/8
Hơn 10 năm xây dựng, công trình hiện tại vẫn chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng chính thức. Tuy nhiên, đã có rất nhiều khách du lịch, người dân địa phương tới đây check-in, tham quan khu Thánh đường mới này.
(Ảnh: Phương Nhi Đoàn Nguyễn)
(Ảnh: Phương Loan)
Mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Bất cứ góc nào của khu Thánh đường khi lên hình cũng đẹp xuất sắc. Tùy vào góc chụp và chỉnh màu theo sở thích, khu Thánh đường khi thì trông như ở Châu Âu. Khi thì nhẹ nhàng như Hàn Quốc,… không thua kém bất cứ địa điểm du lịch nào khác.
(Ảnh: Võ Thị Như Quỳnh)
(Ảnh: Sưu tầm)
(Ảnh: Sưu tầm)
(Ảnh: Hoài An)
Nguồn: Tổng hợp