Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết nửa năm, Tết diệt sâu bọ được tổ chức vào 5/5 Âm lịch hằng năm, đây là một trong những ngày Tết truyền thống của Việt Nam. Cùng LadyTV tìm hiểu xem nguồn gốc, lễ cúng và những điều kiêng kỵ trong ngày tết này nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ?
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết nửa năm, Tết diệt sâu bọ được rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, tức là đúng nửa năm kể từ lúc bắt đầu năm mới. Bởi thời điểm giữa năm sẽ là thời điểm bắt đầu vụ mùa trong năm. Vì vậy, vào ngày lễ Tết nửa năm này người dân thường diệt trừ sâu bọ gây hại cho cây trồng, mang đến mùa vụ bội thu, thuận lợi.
Có một số tài liệu cho rằng, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, thế nhưng ý kiến này bị phản đối bởi rất nhiều người vì cho rằng mỗi nơi sẽ có những phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau.
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc là ngày người dân tưởng nhớ vị đại thần tên là Khuất Nguyên, người trung thần yêu nước này bị gian thần hãm hại, nên ông đã uất ức mà tự vẫn ở sông Mịch La và đúng ngày 5/5 Âm lịch.
Còn ở Việt Nam như đã giải đáp trên, Tết Đoan Ngọ là ngày giân gian diệt trừ sâu bọ gây hại cho mùa màng, từ đó cầu mong cho những điều tốt đẹp, an lành. Có thể thấy rằng, nguồn gốc ở Việt Nam khác xa so với Trung Quốc.
Ngày nay, Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày tết của tín ngưỡng mà còn là ngày sum họp với những gia đình có con cái, người thân đi làm xa ít có thời gian về thăm gia đình.
Sum họp gia đình ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ năm 2022 vào ngày nào?
Theo lịch vạn niên, Tết Đoan Ngọ 5 tháng 5 năm 2022 sẽ rơi vào ngày thứ 6 tức mùng 3 tháng 6 dương lịch.
Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h). Do đó, thời gian đẹp nhất để làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ chiều.
Tết Đoan Ngọ năm 2022 rơi vào thứ 6 ngày 3/6 dương lịch
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần những gì?
Tùy vào phong tục vùng miền khác nhau mà mâm cúng tết Đoan Ngọ cũng sẽ khác nhau. Lễ cúng và các đồ cúng trong tết Đoan Ngọ khá đơn giản, chỉ cần hoa quả, chè xôi, rượu nếp…
Trong mâm cúng của miền bắc có hai thứ quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng là bánh tro và cơm rượu nếp, thêm hương hoa, vàng mã, rượu nếp trắng và xôi chè. Còn với người miền Trung sẽ cúng thêm thịt vịt. Người miền Nam sẽ chuẩn bị thêm vài loại bánh như bánh ú, bánh trôi nước…
(Ảnh: Thu Huong Vu)
Bánh tro là món bánh quen thuộc trong tết Đoan Ngọ
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm dân gian, người dân thường kiêng vứt giày dép lộn xộn để tránh chiêu dụ tà khí, nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
Ở một số vùng miền, người lớn sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.
Nhiều người còn cho rằng nên tránh để rơi tiền trong ngày Tết Đoan ngọ vì khi đó bạn đã đánh rơi tài lộc, khiến vận may đi xuống.
Nếu ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, nên tránh chọn phòng đầu tiên và cuối cùng của hành lang. Hai vị trí này hút năng lượng tiêu cực, dễ khiến cơ thể nhiễm bệnh…
Tuy nhiên, hiện nay những phong tục đó đã được cải đi rất nhiều vì cho rằng đó là những quan niệm dân gian. Tùy vào tín ngưỡng, suy nghĩ mỗi người, mỗi gia đình mà có những điều kiêng kỵ riêng.