Khi còn thơ bé, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng dành thời gian cùng đám bạn bên những trò chơi dân gian. Bất kể là khi trời nắng gắt hay mưa to, bên hông nhà vẫn vang những tiếng cười, nói hồn nhiên.
Lấy hình ảnh của trẻ em và cây cối làm chủ đạo, họa sĩ Kha đã miêu tả sự vui vẻ, nhộn nhịp khi đắm mình trong những trò chơi dân gian như: nhảy lò cò, đá cầu, ô ăn quan, trốn tìm và đuổi bắt. Cùng trở về những ngày thơ bé với bộ ảnh “Gọi tuổi thơ” dưới đây nhé!
1. Ô ăn quan
Trò chơi ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi trở lên, thường là từ 2 đến 3 người và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi như sỏi, đá…
Chuẩn bị bàn chơi:
Bàn chơi thường được vẽ trên một mặt phẳng (có thể trên giấy, trên mặt đất, trên bàn …). Kích thước linh hoạt, miễn là có thể chia ra số ô lưới cần thiết để tải quân cùng một lúc. Không cần quá lớn, để thuận tiện cho việc di chuyển quân.
Vẽ bảng thành một hình chữ nhật và sau đó chia thành 10 hình vuông với 5 ô đối xứng mỗi cạnh. Trên 2 cạnh rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra ngoài. Các ô vuông được gọi là ô vuông nhân dân, hai ô hình bán nguyệt được gọi là ô quan.
Hướng dẫn cách chơi và luật:
Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hoặc thỏa thuận. Người chơi đầu tiên cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía bàn bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy vào người chơi. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
– Nếu theo sau nó là một hình vuông chứa các mảnh, hãy tiếp tục sử dụng tất cả chúng để mở rộng bước tiếp theo theo hướng đã chọn.
– Nếu theo sau là ô trống (Quân hoặc Dân) rồi đến ô chứa quân cờ, người chơi sẽ mất số quân cờ trong ô đó. Số quân ăn được sẽ được loại ra khỏi bàn để người chơi ghi điểm khi kết thúc. Nếu một ô trống liền sau ô trống và sau đó là một quân cờ khác, người chơi có quyền ăn toàn bộ quân cờ trong hộp. Do đó, trong trò chơi, có thể có phương án dàn đều các quân cờ sao cho người chơi ăn tất cả các ô trên bảng trong một lượt. Một ô có nhiều Dân thường được gọi là ô nhà giàu, rất nhiều Dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.
Nếu theo sau là ô Quan có quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc vừa ăn xong thì người chơi mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối thủ.
2. Đuổi bắt
Trò chơi đuổi bắt đã có từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Không ai biết trò chơi có từ lúc nào, ra đời ở đâu,.. Nhưng nó vẫn luôn là một trò chơi dân gian phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Trò đuổi bắt còn nhiều phiên bản khác nhau với những câu đồng dao thú vị, tùy theo từng vùng miền.
Luật chơi:
– Người chơi oẳn tù xì để chọn ra người thua cuộc. Người này sẽ làm người đi đuổi những người chơi khác.
– Một hay nhiều người đuổi những người khác và cố gắng bắt lấy họ bằng cách chạm vào người. Người bị bắt sẽ thua cuộc và phải đổi lại, đi bắt người kia.
Cách chơi:
– Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu”, những người chơi sẽ chạy khỏi người đuổi. Người chơi phải cố gắng để người đuổi không bắt kịp mình.
– Để tăng thêm phần thú vị, người chạy sẽ tìm cách đến gần và trêu chọc người đuổi.
– Người đuổi chạm được vào người ai thì người đó sẽ thua và phải đổi lại. Người bị bắt sẽ trở thành người đi đuổi ở trận tiếp theo.
– Trò chơi không giới hạn thời gian.
3. Đá cầu
Đá cầu vừa là trò chơi và vừa là một phần của môn học thể dục ngày bé. Bạn có thể mua những trái cầu được bán sẵn về chơi hoặc có thể tự làm chúng.
Có thể tự làm quả cầu với cách đơn giản sau:
– Lấy 1 miếng cao su dày hoặc một miếng bìa dày (cao su dễ nảy hơn). Cắt miếng cao su/ bìa thành một hình tròn đường kính 4cm làm đế. Đóng 1 cái đinh từ 2,5cm đến 4cm vào chính giữa xuyên từ dưới lên mặt trên.
– Lấy ba hay bốn chiếc lông gà rồi dùng dải băng dính buộc phần ống của chiếc lông gà đầu tiên vào cái đinh. Quấn xung quanh 1 vòng. Cứ thế buộc nốt những chiếc lông gà còn lại, buộc từng chiếc một.
Hướng dẫn cách chơi và luật:
Đá cầu không giới hạn số lượng người chơi. Bạn có thể tự chơi một mình hoặc chơi cùng với nhóm bạn. Tuy nhiên đá cầu là trò chơi thiên về tính tập thể. Chính vì vậy, chơi đá cầu vui nhất vẫn là chơi theo nhóm.
Luật chơi:
– Người chơi cần sử dụng những kỹ năng của bản thân như: tâng cầu bằng mu bàn chân, xử lý cầu bằng má bàn chân hay đầu gối sao cho quả cầu không rơi xuống đất
– Ai giữ được quả cầu lâu và có số lần tâng cầu nhiều nhất sẽ dành chiến thắng.
Cách chơi:
– Đầu tiên, quyết định thứ tự chơi và chọn số lần đá lớn nhất trong 1 lượt. Ví dụ 10 lần.
– Người đầu tiên bắt đầu tung cầu lên và đá bằng mắt cá chân, gan bàn chân hay đầu gối bằng chân trái hay chân phải.
– Nếu đá hỏng hay làm rơi cầu xuống đất thì bị mất lượt và người thứ hai được chơi. Người thứ hai tiếp tục tung cầu và đá đến số lần quy định.
– Người nào đá đủ số lần đã định là người thắng cuộc, người thua sẽ bị phạt.
4. Trốn tìm
5. Nhảy lò cò
Nhảy lò cò là trò chơi thiên về hoạt động thể chất và giữ cân bằng. Trò chơi này không giới hạn số lượng người chơi. Người chơi có thể nhảy lò cò một mình hoặc có thể tổ chức chơi với một nhóm nhiều người.