Làng quê Việt Nam với những hình ảnh gần gũi của mái ngói đỏ, con đường làng, giếng nước, sân rêu, hoa tường vi hay giàn mướp ra hoa…. Hình ảnh của những cụ già chẻ củi, phơi rau, sàng gạo trước hiên nhà. Hình ảnh của đám trẻ con chạy nhảy nô đùa trong sân, khắp ngõ…. Những hình ảnh đơn sơ nhưng bình yên, gợi cho người ta nhớ về gia đình, nhớ cội nguồn nơi mình được sinh ra.
Tam rời xa những tấm ảnh kỹ thuật số hiện đại chụp phố thị đông đúc, hãy để tâm hồn mình bình yên một chút mà chiêm ngưỡng trọn bộ bức tranh làng quê Việt Nam chân thực và vô cùng có hồn như thước phim quay chậm ngược về quá khứ của họa sĩ Trần Nguyên.
Chiếc cổng nhà quen thuộc với mái ngói đỏ
Khoảng sân rộng rãi để phơi lúa
Nằm trong bộ sưu tập “Làng quê” với gần 60 bức tranh được chính họa sĩ Trần Nguyên chia sẻ đã gây xôn xao một thời. Qua thời gian những tác phẩm không hề cũ đi mà còn mang lại nhiều giá trị hơn khi cuôc sống đô thị quá tấp nập. Được biết, chàng họa sĩ 9x tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế mỹ thuật tại trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội năm 2014 và bắt đầu sáng tác tranh từ đó.
Theo chia sẻ của nam họa sĩ, anh đã mất hai năm để hoàn thành toàn bộ tác phẩm. Những bức tranh được vẽ dựa trên ký ức của anh về các ngôi làng cổ Bắc Bộ như làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), Bát Trang (Gia Lâm),..
“Tôi sinh ra và lớn lên từ làng quê nên làng quê đối với tôi rất gần gũi và gắn bó cùng nhiều kỉ niệm và ký ức của tuổi thơ. Chính vì thế, tôi muốn sáng tác lại những bức tranh này để lưu giữ chút văn hóa xưa đã dần mai một. Hy vọng thông qua tác phẩm của mình, tôi có thể tái hiện lại cho thế hệ trẻ hiện nay những nét đẹp văn hóa ngày xưa và giúp những người đã từng trải qua cuộc sống ấy có thể tìm về bầu trời kí ức của mình.” Anh Trần Nguyên chia sẻ
Hình ảnh giàn mướp tươi tốt bên giếng nước sau hè, lũ trẻ ú ới gọi nhau tắm sông, nghịch nước,…
‘Tuổi thơ trên lưng trâu’ có ai mà chưa từng…
Hình ảnh bà dắt cháu đi học về trên con đường làng quen thuộc
Con đường trơn trượt những ngày mưa bão…
Cảnh chợ hoa tết
Góc hiên quen thuộc mỗi khi tết về