“Mình mong nhiều lắm, mong các con được ăn no hơn, mặc ấm hơn, có thể có 1 nhà ăn bán trú, được vào đó ăn cơm cho sạch sẽ….”
Chị Tuyết Dương – người nấu hàng nghìn suất cơm đến cho những em bé vùng cao trong khu Tái Định Cư 135. Trong một lần đi khảo sát cho chương trình Nước Sạch Về Bản năm 2014 chị đã gặp các em nhỏ ở đây, nhìn thấy những khó khăn của các em khi còn nhỏ đã phải tự lập tất cả mọi thứ từ ăn uống, giặt dũ, tắm rửa…
“Đây là khu Tái Định Cư 135 được nhà nước xây dựng cho bà con vùng khó khăn, nhưng do rẫy của bà con khá xa nên bà con đã về lại Bản ở, cách đó 10km.. ở đây chỉ có các em nhỏ có độ tuổi từ 5-15 tuổi ở đây để đi học. Các con tự chăm sóc nhau, đứa lớn chăm đứa bé…từ ăn uống, tắm rửa, giặt dũ các e đều tự lập.
Nhưng thương nhất là khoản ăn uống của các con, là trẻ con nên chúng ăn rất bừa bộn, hôm thì ăn cơm với một gói mỳ pha lên cả đám 4-5 đứa húp sì sụp, hôm thì với một ít rau ở nhà hái lên, hôm thì chúng dã muối với gừng ra, trộn đều lên rồi ăn với cơm nguội.. Mình hỏi đại một bạn nhỏ đứng gần mình, “ Bây giờ con thích ăn gì nhất?” Bạn nhỏ ấy đã trả lời “ Con thèm Thịt”..
Sau hôm đó, đêm về chị trằn trọc mãi không ngủ được vì nghĩ thương cho lũ trẻ, thương chúng như độ tuổi con của mình mà sao thiệt thòi quá, và hôm sau chị đã quyết định rủ thêm một số bạn bè của mình mang nồi niêu, dao thớt vào đấy và căn bếp củi mang tên “bữa cơm có thịt” ấy đã được nhóm lên.
Gắn bó đã 6 năm ở đây cùng với căn bếp củi, chị Tuyết Dương và các bạn của mình đã nấu được hơn 80000 suất cơm đến cho các bé.
“Biết là không biết bao nhiêu cho đủ so với những thiệt thòi các em đang phải trải qua, nhưng những suất cơm của chúng mình cũng đã mang đến cho các con những niềm vui và sự động viên để các em có được những ký ức đẹp ở những tháng ngày tuổi thơ vất vả.”
Nụ cười hồn nhiên của các bé khi nhận được những phần cơm
“Mình thì mong nhiều lắm, mong các con được ăn no hơn, mặc ấm hơn, có thể có một nhà ăn bán trú, được vào đó ăn cơm cho sạch sẽ….Ước mơ là vậy nhưng thực tế đang nhiều khó khăn, thôi thì chúng ta cứ cố gắng đã.”
chị Tuyết Dương và một em bé ở khu Tái Định Cư đang ngồi chờ cơm
Nguồn: Tuyết Dương