Đôi môi khỏe mạnh và ngậm nước trông mềm mại, căng mọng và hồng hào là mong muốn của nhiều cô gái. Tuy nhiên, do thói quen sinh hoạt, sử dụng mỹ phẩm quá nhiều và các tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến môi và khiến chúng bị thâm, đặc biệt là môi trên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách có thể cải thiện vẻ ngoài của môi và giữ cho môi khỏe mạnh.
(Ảnh: Freepik)
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng môi thâm?
– Tăng sắc tố: đây là nguyên nhân phổ biến khiến môi bị thâm. Tăng sắc tố môi có thể do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím, thay đổi sinh lý, các bệnh viêm nhiễm, rối loạn nội tiết, sử dụng thuốc và hóa chất,..v.v..
– Hút thuốc: đây là nguyên nhân phổ biến khiến môi trên bị thâm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết tất cả những người hút thuốc đều có vấn đề về sắc tố môi và môi sẫm màu.
– Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: tiếp xúc với tia UV làm tăng sắc tố melanin trong da (bao gồm cả môi), gây ra sắc tố.Các yếu tố khác:
– Các yếu tố như mất nước hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine, phản ứng dị ứng với mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng có thể khiến môi bị thâm.
Làm thế nào để làm sáng môi sẫm màu?
– Dưỡng ẩm: thoa dầu vitamin E và phủ một lớp dầu khoáng để khóa ẩm. Luôn mang theo son dưỡng môi để dưỡng ẩm cho đôi môi của bạn bất cứ khi nào chúng cảm thấy nứt nẻ hoặc khô.
– Kem chống nắng: sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng manh trên môi của bạn khỏi tia UV và sắc tố. Đừng chống nắng cho môi bằng kem chống nắng da mặt, hãy sử dụng son dưỡng môi có SPF để chống nắng.
– Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn rau xanh và trái cây để giữ cho đôi môi của bạn đủ nước và mềm mại.Luôn ngậm nước: hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước suốt cả ngày để giữ cho đôi môi luôn đủ nước và mềm mịn.
– Thay đổi lối sống: giảm lượng caffeine và nicotine bằng cách giảm uống cà phê và trà, và bỏ cả thuốc lá.
Những phương pháp làm giảm sắc tố môi tại nhà
Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể thử các biện pháp tự nhiên này để kiểm soát sắc tố môi:
1. Tẩy tế bào chết môi bằng đường
- Một lát chanh
- Một thìa cà phê đường
Nhúng lát chanh vào đường sau đó xoa nó trên môi của bạn. Hoặc trộn nước cốt chanh và đường rồi thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi, massage nhẹ nhàng môi trong 3-5 phút rồi rửa sạch bằng nước. Sử dụng tẩy tế bào chết hai lần một tuần.
Các hạt đường hoạt động như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên và loại bỏ các tế bào da chết. Nước chanh là một chất tẩy trắng tự nhiên giúp giảm thiểu sắc tố môi (Ảnh: internet)
2. Mặt nạ môi nghệ
- 1 thìa nước ép cà chua
- 1/2 thìa nước cốt chanh
- 1/2 thìa bột nghệ.
Trộn tất cả các thành phần để tạo thành một hỗn hợp mịn. Bôi hỗn hợp lên môi, để nguyên trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Sử dụng mặt nạ môi 2-3 lần một tuần. Củ nghệ có chứa chất curcumin giúp cân bằng sản xuất melanin. Nước chanh và cà chua có thể có tác dụng tẩy trắng môi và cải thiện vẻ ngoài của chúng.
3. Nước chanh và mật ong
- 1 thìa mật ong
- 1 thìa cà phê nước cốt chanh
Trộn cả hai thành phần và thoa hỗn hợp lên môi của bạn. Để nó trong 10-15 phút. Rửa sạch và thoa một lớp son dưỡng. Sử dụng một lần mỗi ngày.
Thoa nước chanh giúp cải thiện sự xuất hiện của đôi môi bị thâm. Mật ong là một chất làm mềm tuyệt vời và giúp dưỡng ẩm cho môi. (Ảnh: internet)
4. Nước ép cà rốt
- 2-3 thìa nước ép cà rốt
- Một miếng bông
Nhúng miếng bông vào nước ép cà rốt. Nhẹ nhàng chấm lên môi trên trong 2-3 phút. Để nguyên trong vòng 20-30 phút rồi rửa sạch. Mỗi ngày sử dụng một lần. Nước ép cà rốt có đặc tính chống oxy hóa làm mềm môi, giúp cải thiện sự xuất hiện của sắc tố.
6. Vỏ lựu
- 1 thìa cà phê bột vỏ lựu
- 1 thìa nước hoa hồng
Trộn các thành phần lại và massage môi với hỗn hợp. Để yên trong 30 phút hoặc qua đêm. Hôm sau rửa sạch và thoa một lớp dưỡng môi. Chiết xuất từ quả lựu có thể ức chế sản xuất melanin và giảm sắc tố môi. Nước hoa hồng giúp làm dịu cho đôi môi của bạn.
7. Nước ép khoai tây
- 1 thìa nước ép khoai tây
- 1 miếng bông gòn
Nhúng một miếng bông gòn vào nước khoai tây sau đó thoa nước ép lên môi trên hoặc cả hai môi. Để qua đêm và rửa sạch. Một tuần sử dụng 2-3 lần.
Nước ép khoai tây có hiệu quả trong việc cải thiện quầng thâm, sắc tố da và lão hóa sớm. (Ảnh: internet)
8. Mật ong và cánh hoa hồng
- 4-5 cánh hoa hồng
- 1 thìa mật ong
Nghiền cánh hoa hồng để tạo thành hỗn hợp sền sệt và trộn với mật ong. Thoa hỗn hợp lên môi trên và để qua đêm, rửa sạch vào sáng hôm sau. Sử dụng cách mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Cánh hoa hồng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, đặc biệt là trong son dưỡng môi và các sản phẩm liên quan. Cánh hoa hồng nghiền nát mang lại màu đỏ cho môi và mật ong giữ ẩm cho môi. (Ảnh: internet)
9. Củ cải đường
- Nước ép củ cải đường
- Miếng bông gòn
Dùng bông gòn thoa nước củ cải đường lên môi. Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Sử dụng cách này hàng ngày hoặc 2-3 lần một tuần. Nước ép củ cải đường thường được sử dụng như một loại thuốc nhuộm tự nhiên và tạo thêm màu đỏ cho môi.
10. Vỏ cam
- 1 thìa bột vỏ cam khô
- 1 thìa sữa đông
Trộn cả hai thành phần và thoa hỗn hợp lên môi của bạn. Để nó trong 30 phút. Một tuần sử dụng từ 2-3 lần.
(Ảnh: internet)
Vỏ cam có chứa beta carotene giúp chúng có màu đỏ cam. Nó có đặc tính chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương da. Sữa đông được sử dụng trong các công thức nấu ăn truyền thống vì đặc tính dưỡng ẩm. Bạn có thể thử các biện pháp tự nhiên này để giảm sắc tố môi.
Một số lưu ý mà bạn nên và không nên để tránh sạm môi:
– Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các loại rau và trái cây giàu nước như dưa, dưa chuột và các loại rau lá xanh để giữ nước cho cơ thể và đôi môi của bạn. Tránh uống đồ uống có chứa cafein để môi không bị khô và thâm.
– Luôn mang theo một chai nước để cơ thể luôn đủ nước khi di chuyển.
– Tẩy trang và đánh son dưỡng trước khi ngủ.
– Tránh hút thuốc để ngăn ngừa môi thâm sạm
– Tránh sử dụng kem đánh răng có chứa florua vì chúng có thể ảnh hưởng đến môi của bạn và làm thâm chúng.
– Sử dụng mỹ phẩm phù hợp với làn da của bạn. Nên chọn các thương hiệu uy tín và các sản phẩm thuần chay và hữu cơ. Tránh sử dụng các loại son môi rẻ tiền, không rõ nguồn gốc hay có hóa chất độc hại.
– Tránh các sản phẩm có hương thơm nhân tạo, paraben, cồn làm khô.