Chúng ta cần biết một số thói quen khi nấu ăn sẽ không chỉ làm giảm đáng kể dinh dưỡng của thực phẩm mà còn giải phóng các chất … làm tăng nguy cơ ung thư.
Nhà bếp là một nơi tuyệt vời để nấu ba bữa ăn ngon mỗi ngày cho gia đình. Nhiều người nghĩ rằng nấu ăn là một việc rất đơn giản. Tuy nhiên, một số thói quen nhỏ và vô tình khi nấu ăn, sẽ không chỉ làm giảm đáng kể dinh dưỡng của thực phẩm mà thậm chí giải phóng các chất làm tăng nguy cơ ung thư.
Thói quen xấu 1: Không rửa chảo, nồi mà dùng để nấu tiếp
Nhiều người có thói quen này khi nấu ăn – một phần do ngại rửa nồi, một phần là để tiết kiệm thời gian. Đặc biệt là khi chuẩn bị vài món ăn cùng lúc, bước này thường bị bỏ qua. Thói quen nấu ăn tưởng chừng như tiết kiệm thời gian này lại vô cùng bất lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn không rửa chảo sau khi nấu, dư lượng thực phẩm và chất béo còn lại trong món ăn trước đó đã được làm nóng ở nhiệt độ cao, dễ tạo ra chất benzopyrene – một chất gây ung thư. Đồng thời, việc không rửa nồi để nấu tiếp món khác còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của món ăn tiếp theo.
Thói quen xấu 2: Sử dụng dầu chiên/rán nhiều lần
Khi chiên/rán đồ ăn, lượng dầu sử dụng rất lớn và sẽ còn lại rất nhiều. Hầu hết mọi người sẽ không muốn đổ nó mà thường tiết kiệm cho lần tiếp để nấu ăn hoặc chiên.
Trên thực tế, đây là một cách làm rất sai. Dầu được sử dụng có chứa các chất có hại khác nhau, chẳng hạn như acrylamide. Nếu những chất béo này tiếp tục được làm nóng, chúng sẽ tiếp tục tạo ra chất gây ung thư, chủ yếu là benzopyrene và một số aldehyd, hợp chất dị vòng…
Tốt nhất chỉ nên sử dụng dầu một lần. Khi nấu nướng, nếu nhiệt độ dầu được kiểm soát, có thể sử dụng tối đa 2 – 3 lần.
Thói quen xấu 3: Để dầu sôi ở nhiệt độ cao mới chiên, nấu
Nhiều người quen với việc chờ đợi cho đến khi dầu sôi bốc khói rồi mới bỏ đồ ăn vào chiên, nấu. Lúc này, dầu thường đã đạt hơn 200℃. Nhiệt độ dầu cao rất dễ sản sinh ra chất benzopyrene – chất này được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê là loại chất gây ung thư đầu tiên.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dầu ở nhiệt độ cao chiên món ăn cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, không có lợi cho các mạch máu khỏe mạnh. Đồng thời, nấu ăn với dầu ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong món ăn. Nấu theo cách này, thực phẩm có thể có mùi rất thơm, nhưng dinh dưỡng và sức khỏe của mọi người bị ảnh hưởng.
Thói quen xấu 4: Bỏ quá nhiều muối vào món ăn
Tiêu thụ muối quá mức có thể dễ dàng dẫn đến tăng thể tích máu và tăng áp lực bên trên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và xơ cứng mạch máu.
Các khảo sát cho thấy có mối tương quan tích cực giữa lượng muối và nguy cơ ung thư dạ dày. Nói cách khác, bạn càng ăn mặn bạn càng dễ bị ung thư dạ dày. Bởi vì áp suất thẩm thấu cao của muối ăn làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây ra một loạt các thay đổi bệnh lý.
Thói quen xấu 5: Tắt hút mùi ngay sau khi nấu
Với mục đích tiết kiệm điện, nhiều người sẽ tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu, nhưng như mọi người đều biết, đây là một cách sai lầm! Dầu ăn chắc chắn sẽ tạo ra khói dầu và những khói dầu này chứa nhiều chất độc hại. Chúng là một yếu tố quan trọng trong việc gây ung thư phổi, và máy hút mùi là một công cụ quan trọng giúp chúng ta hút các chất độc hại này.
Nhưng máy hút mùi đang hoạt động không thể hút khói ngay lập tức trong không khí, nghĩa là sau khi chúng ta nấu xong, vẫn còn rất nhiều khói trong bếp. Nếu tắt ngay lập tức, khói sẽ không bị hút hoàn toàn và tồn tại trong không khí. Nếu cơ thể con người hấp thụ khói này trong một thời gian dài, rất dễ gây ra nhiều loại bệnh.