Câu chuyện về giáo dục giới tính không phải là một câu chuyện cũ. Mặt khác, nó lúc nào cũng là một câu chuyện mới trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
(Ảnh: Getty Images)
Tại sao giáo giục giới tính luôn là một câu chuyện mới?
Mọi người vẫn thường cho rằng những vấn đề về tình dục, về những bộ phận “nhạy cảm” trên cơ thể là một câu chuyện “nhạy cảm”. Chính vì vậy mà nhiều bậc phụ huynh đôi khi còn ngại nói về những vấn đề giáo dục giới tính với con trẻ. Nhiều trường học cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này cho những buổi giáo dục tại trường.
Thông thường, những thứ càng bí ẩn càng dễ khiến người ta tò mò. Đặc biệt là con nít, bản tính tò mò và học hỏi của chúng rất nhanh. Tôi nhớ những ngày khi mình còn bé vẫn thường hỏi mẹ rằng: “Con được sinh ra từ đâu?” Mẹ tôi đã trả lời rằng “Từ nách”. Lúc đó, dù đã biết câu trả lời nhưng trong lòng tôi vẫn luôn cảm thấy nó không đúng, dù không biết đáp án thật sự là gì.
Ai cũng biết thế giới này vận hành trước hết là dựa trên quy luật duy trì nòi giống, nhưng nhiều người vẫn còn cấm đoán hay tỏ ra khó chịu khi ta tìm hiểu về quan hệ tình dục. Họ không dạy chúng ta nhưng muốn chúng ta tự hiểu.
Nên giáo dục giới tính cho trẻ từ khi nào?
Theo Vietcetera, từ lúc trẻ còn nhỏ đến khi trưởng thành sẽ chia thành 5 giai đoạn.
- Giai đoạn từ 1-2 tuổi
Trẻ từ 1 – 2 tuổi chúng ta nên dạy cho trẻ gọi tên tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Các cha mẹ có thể thông qua những hoạt động hằng ngày như tắm hoặc thay quần áo cho con để giới thiệu các bộ phận trên cơ thể. Đồng thời, qua đây cũng quan sát và điều chỉnh những thói quen sờ hay va chạm mạnh làm tổn thương vùng kín của các em nếu có.
Giải thích lí do “Tại sao phải bắt đầu giáo dục giới sớm như vậy cho con trẻ?” Vietcetera cho biết: Từ đầu những năm 1900, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm thấy những biểu hiện tự nhiên về tình dục (sexuality) ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như trẻ hay ngậm ngón tay, ngón chân. Bé trai có thể cương cứng dương vật khi bú sữa, khi được thay tã hay tắm. Bé gái cũng có thể tiết dịch bôi trơn âm đạo, hoặc cương cứng âm vật, nhưng khó thấy hơn.
(Ảnh: Getty Images)
Tất cả đều là bản năng, vì trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa hình thành nhận thức rõ ràng. Nhưng các em vẫn nhận biết được những cảm giác thú vị liên quan đến tiếp xúc cơ thể với cha mẹ. Khi trẻ bắt đầu có khả năng vận động cơ thể theo chủ định và khám phá cơ thể của chính mình, các em cũng sẽ tự nhiên chạm vào bộ phận sinh dục.
Đến khi trẻ 2 tuổi, chúng bắt đầu ý thức về giới tính. Các em biết con trai và con gái là khác nhau. Cơ thể của mình khác với bố hoặc mẹ.
Tuy các biểu hiện này không nói gì về ý thức tình dục ở trẻ sơ sinh, chúng vẫn cho thấy một điều rằng tình dục là một phần không thể tách rời khỏi con người. Nó bắt đầu từ khi ta sinh ra và kết thúc bằng cái chết. Thứ thay đổi khi con người trưởng thành là khả năng lý trí kiểm soát phần bản năng.
Đó có chăng là lý do mà con người bằng một cách nào đó vẫn lưu lại những ký ức đầu tiên về tình dục dù chúng xảy ra từ khi họ còn rất nhỏ.
2. Giai đoạn từ 2 – 5 tuổi
Giúp trẻ hiểu một cách đơn giản về việc “Em bé từ đâu đến?”. Có ai ở đây đã từng một lần hỏi bố mẹ bạn rằng “Mẹ sinh con từ đâu? Mẹ sinh con ra bằng cách nào?” không? Và câu trả lời mà hầu hết chúng ta nhận được là “sinh ra từ nách” hay “hậu môn”. Lúc đó, hẳn là chúng ta vẫn còn ngờ vực, nhưng vẫn đồng ý với đáp án đó. Giai đoạn này là là giai đoạn trẻ đang phát triển về tư duy, suy nghĩ. Vì vậy, bạn có thể hỏi ngược lại con để con suy nghĩ và tự trả lời.
(Ảnh: Getty Images)
3. Giai đoạn từ 5 – 8 tuổi
Giai đoạn này, hãy giúp trẻ hiểu cơ bản về xu hướng tính dục, về người đồng tính và lưỡng tính,… để trẻ biết rằng thế giới rất đa dạng. Giúp trẻ hiểu được rằng việc ai đó là nam hay nữ, thích nam hay thích nữ không được xác định bởi bộ phận sinh dục của họ.
4. Giai đoạn từ 8 – 12 tuổi
Giai đoạn này, trẻ em thường lo lắng liệu chúng có “bình thường” hay không – đặc biệt là về kích thước dương vật và kích thước ngực nếu các em đã bắt đầu có dấu hiệu dậy thì. Nên việc được giải thích về “hành trình dậy thì” là cần thiết cho cả trẻ em trai và trẻ em gái. Đảm bảo để các em hiểu rằng giống như những cái cây, mỗi người có tốc độ dậy thì khác nhau.
Ngoài việc củng cố tất cả những điều đã học từ bé, đến lứa tuổi này, các em cũng nên bắt đầu được dạy cụ thể hơn về ý nghĩa của việc quan hệ tình dục trong một mối quan hệ và các biện pháp tránh thai an toàn.
Ngoài ra, người lớn cũng có thể bắt đầu cung cấp kiến thức về an toàn internet, bao gồm cả chat sex và tống tình. Nên biết những rủi ro khi chia sẻ ảnh khỏa thân, ảnh nhạy cảm của mình hoặc của bạn bè. Biết đánh giá cách miêu tả và truyền tải về tình dục, giới tính trên truyền thông, báo chí. Chúng đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực chỗ nào.
(Ảnh: Getty Images)
4. Giai đoạn từ 12 – 18 tuổi
Độ tuổi này, các cha mẹ nên giúp trẻ hiểu về sức khoẻ sinh sản. Theo Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp – Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM nhận định rằng, ở độ tuổi này các cha mẹ cần phải cởi mở hết cỡ với trẻ về các vấn đề như giới tính, tình duc. Hãy nói với con trẻ hết về chuyện yêu đương, bao cao su, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, thậm chí là tư thế quan hệ, hay như thế nào là mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh.
(Ảnh: Getty Images)
Giáo dục giới tính nên là vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm và giáo dục cho con nhỏ đúng cách. Có thể là xây dựng các cuộc trò chuyện nhỏ và thường xuyên với các em. Không ép buộc hay gò bó chúng, vì mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Vì là vấn đề “nhạy cảm” nên trong mỗi giai đoạn thích hợp, hãy nhắc lại cho trẻ nếu chúng có quên mất.