Tất cả những gì bạn cần là lấy một chén gạo trắng, một ít tinh dầu, một cái chén con, một miếng vải và một dây thun.
Nếu bạn đã biết mẹo đặt điện thoại thông minh vào túi gạo, có lẽ bạn sẽ biết cách này hiệu quả vì gạo khô hấp thụ độ ẩm. Đây là thông tin hữu ích, vì đôi khi tủ quần áo cũng có thể bị ẩm. Có lẽ nhà bạn chỉ hơi ẩm hoặc bạn đã cất quần áo đã giặt cho vào tủ mặc dù chúng chưa khô hoàn toàn. Hơi ẩm sẽ khiến quần áo của bạn có mùi hơi mốc và tất nhiên bạn cũng không muốn tủ quần áo bị ẩm và mốc đâu đúng không?
Bởi vì gạo hấp thụ độ ẩm đồng thời cũng hoạt động như một chất làm mát không khí. Thêm một vài giọt tinh dầu vào gạo, tủ quần áo của bạn sẽ có mùi dễ chịu! Với cách này, bạn không cần phải mua các chất làm mát không khí đắt tiền hoặc túi thơm.
Cách thực hiện:
Tất cả những gì bạn cần là lấy một chén gạo trắng, một ít tinh dầu, một cái bát, một miếng vải và một dây thun. Bạn nhỏ 15- 20 giọt tinh dầu vào chén. Bạn lấy một mảnh vải thoáng khí (như một mảnh áo phông cũ) và che cái chén bằng mảnh vải đó. Sau đó, bạn lấy một dây thun để buộc chặt vải.
Bạn hãy đặt chén gạo ở đâu đó trong tủ quần áo, nơi mà trẻ em hay thú cưng không thể thấy được. Sau một vài tháng bạn cần phải thay mới lại để phát huy tốt tác dụng của nó.
Cách “bảo dưỡng” đồ đúng cách để tránh bị hỏng
Nhồi nhét tất cả vào máy giặt
Gia đình bạn chỉ có 2 – 3 nhân khẩu. Bạn lại đang sở hữu một chiếc máy giặt 8kg. Để tiết kiệm điện nước, thời gian và cả vì… lười, bạn thường gom quần áo cả tuần lại và cố gom hết vào máy, bật chế độ giặt cơ bản, mức nước cao nhất và để cho chiếc máy tự xử lý.
Hậu quả là bạn sẽ nhận được những chiếc áo trắng ngả sang màu cháo lòng chỉ sau vài lần giặt, những chiếc quần tây lem nhem dính đầy bông vải và những món đồ ren bung xổ sớ vải…
Thay vì vậy, hãy bỏ ra thêm chừng 10 phút nữa để làm những việc sau đây: phân loại quần áo màu, áo trắng, quần tây đen riêng rẽ. Sau đó giặt chúng với từng chế độ giặt phù hợp.
Hiện nay, tại các siêu thị đều bán một món “bảo bối” để dùng khi giặt những món đồ ren là chiếc túi giặt. Với những chiếc túi này, những món đồ ren của bạn sẽ không bao giờ sợ bị rách hay bung chỉ.
Cất giữ quần áo cẩn trọng
Với những loại quần áo ít khi mặc đến như đồ comple, trang phục theo mùa, đầm dạ hội… bạn thường xếp lại và cất trong đáy tủ, hoặc treo vào một góc khuất trong tủ. Đó là một sai lầm vì những góc khuất đó luôn là môi trường lý tưởng cho kiến, gián làm tổ và nấm mốc sinh sôi.
Bạn nên lau chùi khô ráo, sạch sẽ, đặt viên chống ẩm và thường xuyên kiểm tra xem quần áo có được an toàn hay không.
Dùng túi nylon để bọc và cất quần áo không mặc tới là thói quen của nhiều người nhưng cách này không hiệu quả. Túi nylon sẽ ngăn cản sự lưu thông không khí, làm áo quần bốc mùi, dễ lên nấm mốc. Túi vải hay túi lưới là lựa chọn lý tưởng hơn, còn nếu có điều kiện, bạn có thể sắm máy hút chân không mini để làm sạch không khí và cản nấm mốc, gián rệp.
Mặt khác, đây cũng là cách tiết kiệm không gian của tủ đồ, thay vì treo chồng chéo các loại túi bảo vệ.
Ủi đồ là một nghệ thuật
Bạn luôn dùng một chế độ ủi cho tất cả các loại quần jeans đến áo thun vì cho rằng, ủi ở nhiệt độ nào cũng được miễn quần áo phẳng phiu và không cháy. Thật ra, phải có lý do khiến các nhà sản xuất phải đặt ra nhiều mức độ khác nhau khi ủi vải cotton, len, linen… vì mỗi loại vải chỉ chịu được một nhiệt độ nhất định.
Nếu bạn để bàn ủi ở nhiệt độ thấp hơn chỉ khiến sợi vải bị chai, bóng mà quần áo vẫn không được thẳng, còn cao hơn sẽ làm vải bị co rút mà bạn không nhận ra. Vậy nên, hãy nhớ quan sát và chọn chế độ ủi phù hợp.