Thời tiết vào Hè dần trở nên nóng nực, một ly chè với công thức siêu đơn giản sẽ là món ăn giải nhiệt hiệu quả cho cả nhà. Thực hiện cùng với ladyTV nhé!
1. Chè Cam:
– Tách lấy tép cam nên trước tiên là gọt sạch vỏ cam
Bước 2:
– Dùng mũi dao nhẹ nhàng tách từ múi cam ra
Bước 3:
– Xé thật nhỏ các múi cam ra
Bước 4:
– Hòa nước cam với nước lọc và đường rồi đun sôi
– Để chè khỏi bị đắng, các bạn nên dùng nước cam hộp hoặc pha từ bột cam.
Bước 5:
– Hòa bột năng với một chút nước rồi từ từ khuấy đều với nước cam. Sau đó, đun cho nước cam sôi trở lại.
Bước 6:
– Cho phần tép cam vào nồi và tắt bếp ngay nha!
Bước 7:
– Cuối cùng là cho nốt tào phớ vô này. Các bạn chú ý khi đã cho tào phớ vào rồi thì đừng nên khuấy nhiều quá.
Bước 1: Cho 500ml nước vào nồi nấu sôi. Nước sôi này dùng để nấu trân châu và bột báng.
Bước 2: Khi nước đã sôi, bạn cho trân châu vào nấu chín. Trân châu chín là khi hạt nở ra, chuyển thành màu trong và nổi lên mặt nước, cắn thử thấy mềm. Khi trân châu đã chín, bạn dùng muỗng thủng vớt trân châu ra.
Bước 3: Tiếp tục cho bột báng vào nấu chín với cách nhận biết độ chín tương tự như trân châu. Khi bột báng chín, bạn cũng dùng muỗng thủng vớt bột báng ra.
Bước 4: Bạn cho trân châu trắng và bột báng vào cùng một cái tô, sau đó cho thêm 2 muỗng canh đường vào trộn đều.
Bước 5: Xoài cắt hạt lựu nhỏ vừa ăn. Không nên cắt nhỏ quá, khi nấu sẽ dễ bị nát.
Bước 6: Nấu 100ml sữa tươi + 100ml whipping cream. Khi hỗn hợp nóng và bắt đầu có có sủi bọt nhẹ, bạn cho trâu châu và bột báng vào, khuấy đều rồi cho xoài cắt nhỏ vào. Khi hỗn hợp sôi thì bạn tắt bếp.
Bước 7: Để chè nguội, sau đó múc ra chén, thêm kem và đá viên mát lạnh và… thưởng thức thôi nào!
Cho nhựa đào, tuyết yến, sen tuyết vào riêng từng tô, đổ nước đầy tô rồi ngâm qua đêm ít nhất 12 tiếng cho nở hoàn toàn.Sau khi ngâm xong, bạn lọc rửa lại nhựa đào cho kỹ vì nhựa đào thường có nhiều bụi dơ. Bạn có thể lọc bằng cách đổ bỏ nước ngâm rồi xả nước qua rây.
Táo đỏ và nhãn cũng cho ra tô riêng, đổ ngập nước ấm rồi ngâm mềm.
Bước 2: Tiến hành nấu
Cho khoảng khoảng 700ml – 1 lít nước vào nồi tuỳ bạn thích ăn lỏng hay đặc.
Tiếp đó cho táo đỏ vào đun sôi thì cho nhãn nhục vào đun tiếp.
Hớt bọt rồi cho tiếp 1 thìa canh đường phèn vào, khuấy đều rồi cho 3 loại sen tuyết, tuyết yến và nhựa đào vào cùng, đun sôi thì tiếp tục hớt bọt rồi tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Bạn múc chè ra tô hoặc thố, sau đó đặt vào tủ lạnh cho mát là có thể thưởng thức.
Để chè nguội hẳn rồi hãy bỏ tủ lạnh nhé.
Bước 1: Xử lý bưởi cho hết đắng và the. Đây là bước quan trọng đầu tiên bạn cần phải làm được nếu muốn có được ly chè bưởi ngon, ăn là ghiền.
Bạn lột bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó lấy phần cùi trắng, cắt nhỏ hình hạt lựu rồi ngâm với nước muối pha loãng (pha loãng thôi nhé nếu không sẽ làm cùi bưởi bị mặn). Ngâm ít nhất 2 tiếng cho lần đầu (nhiều người thường ngâm qua đêm cũng được), các lần tiếp theo ngâm khoảng 45 phút. Quá trình ngâm bạn bóp đi bóp lại cho cùi bưởi ra hết tinh dầu, hết the và đắng.
Nấu một nồi nước luộc cùi bưởi, cùi bưởi nổi lên thì vớt ra, xả với nước lạnh rồi vắt nước. Không vắt quá khô sẽ làm cùi dai. Nồi nước giữ lại để nấu chè.
Bước 2: Ngâm đậu xanh
Đậu xanh bạn ngâm cùng nước ấm qua đêm hoặc hấp chín để bớt thời gian cũng không sao. Nếu hấp thì không hấp quá kỹ, làm đậu không còn hình dáng lúc ăn sẽ không hấp dẫn.
Bước 3: Sên cùi bưởi
Sau khi luộc cùi bưởi, bạn trộn với một ít đường cát, ủ khoảng 30 phút để cùi ngấm đường rồi đem sên với lửa nhỏ. Chừng nào cùi bưởi trong suốt thì cho một ít bột năng vào trộn đều. Lớp bột năng này giúp cho cùi bưởi thêm giòn ngon.
Bước 4: Từ nước luộc cùi bưởi, bạn cho đậu xanh đã ngâm vào ninh, cho đến khi đậu xanh mềm, cho đường phèn vào khuấy đều trước khi cho bột năng vào để tạo độ sánh cho chè. Cuối cùng cho cùi bưởi vào, nấu khoảng vài phút nữa là được.
– Làm Nước Cốt Dừa
Riêng về nước cốt dừa bạn có thể mua sẵn ở siêu thị, các cửa hàng uy tín, chất lượng. Nếu không hãy mua dừa nạo về (có nhiều ở chợ), thêm một ít nước nóng vào dừa nạo, sau 15 phút cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Cho ra túi vải mỏng vắt lấy nước rồi đem đun với lửa nhỏ.
Vừa đun vừa khuấy đều tay để nước cốt dừa không bị vón cục, đồng thời quan trọng là nhiệt độ chỉ dừng lại ở 80 – 85 độ C. Chỉ sau vài phút nước cốt dừa bắt đầu sánh lại, khuấy liên tục, nóng quá thì nhấc nồi ra khỏi lửa một lúc rồi lại cho lên bếp. Chừng nào nước cốt dừa sánh lại, có độ bóng thì tắt bếp để nguội. Phần nước cốt sẽ nổi lên trên, bạn múc lấy phần này là được. Khi nào ăn thì múc chè ra chén/ ly rồi múc nước cốt dừa vào là xong.