Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các giảng viên nam mặc áo sơ mi, quần tây đứng trên giảng đường để giảng dạy cho sinh viên. Tuy vậy, thầy Hồ Minh Quang – trưởng khoa Đông phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM lại chọn áo dài the đen mỗi khi đứng lớp.

Chia sẻ với Zing, thầy Quang cho biết, thầy đã mặc áo dài từ cách đây 18 năm, nhiều nhất là 5 năm gần đây.

Thầy giáo TP.HCM mặc áo dài đi dạy, thay lời Xin chào! Tôi đến từ VN

Thầy Quang mặc áo dài the đen mỗi khi đứng lớp giảng dạy. Ảnh: An Chiên.

Thầy giáo TP.HCM mặc áo dài mỗi khi đi dạy

Thầy Quang nói với Zing: “Tôi bắt đầu mặc áo dài thường xuyên vào khoảng 5 năm trước. Trước đó tôi chỉ có 1,2 bộ áo dài, không đủ mặc. Tôi đi làm, để dành tiền trong một khoảng thời gian mới có thể sắm nhiều bộ áo dài khác nhau. Tôi diện chúng nhằm phục vụ cho việc đi dạy và một số dịp khác”. 

Bộ trang phục áo dài mà thầy Quang hay mặc đi dạy gồm khăn xếp để đội đầu, guốc mộc để mang, áo bà ba (lớp trong), áo dài trắng (lớp giữa), áo dài the đen (lớp ngoài), quần dài. Khi đi dạy, thầy sẽ mang guốc mộc, diện áo dài tối màu, còn khi tham gia các sự kiện khác, thầy mang giày tây, chọn áo dài màu sáng hơn cho nổi bật.

Thầy giáo TP.HCM mặc áo dài đi dạy, thay lời Xin chào! Tôi đến từ VN

Cận cảnh bộ áo dài của thầy Quang. Ảnh: NV cung cấp/Tuổi Trẻ.

“Sinh viên thích nhìn tôi với tà áo dài lúc đứng lớp. Điều này ít nhiều cũng tạo động lực giúp các em học tập nghiêm túc nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà trường”, thầy tâm sự.

Thầy giáo TP.HCM mặc áo dài đi dạy, thay lời Xin chào! Tôi đến từ VN

Hình ảnh thầy Quang với tà áo dài truyền thống tạo dấu ấn cho sinh viên. Ảnh: NV cung cấp/Tuổi Trẻ.

Áo dài thay cho lời giới thiệu “Xin chào! Tôi đến từ Việt Nam”

Thầy Quang cho biết công việc của khoa Đông Phương thường xuyên phải ngoại giao, vì thế, mỗi lần đón khách nước ngoài, những vị Tổng lãnh sự quán tại trường hay đi công tác ở nước ngoài, thầy đều chọn áo dài.

Thầy giáo TP.HCM mặc áo dài đi dạy, thay lời Xin chào! Tôi đến từ VN

Thầy trưởng khoa Đông Phương mặc áo dài khi gặp gỡ những vị khách nước ngoài. Ảnh: NV cung cấp/Tuổi Trẻ.

Thầy Quang còn cho biết, mỗi khi giao lưu gặp gỡ với người nước ngoài, áo dài sẽ giúp bản thân thể hiện ngay mình là ai, từ đâu đến. “Áo dài thay cho câu trả lời khi được hỏi ‘Where are you from?’ (Bạn từ đâu đến?). Tôi không cần giải thích mình đến từ đất nước nào. Tình yêu với quốc phục của dân tộc dần hình thành trong tâm trí tôi. Khi về nước, tôi nghĩ nên duy trì thói quen mặc áo dài”.

Nam giới không nhất thiết phải mặc áo dài

Cũng như ý kiến của nhiều người, thầy Quang cho biết nếu mặc đúng áo dài nhiều lớp như truyền thống với thời tiết hiện nay thì sẽ rất nóng. Nhưng thầy là người chịu được nóng không không vấn đề gì, nếu đi dạy ở những nơi khác thời tiết mát mẻ hơn như Đà Lạt thì thoải mái hơn.

“Nam sinh thường có tính cách năng động, ưa chạy nhảy. Tôi nghĩ áo dài sẽ khiến các em gặp bất tiện khi sử dụng. Với nam sinh, có thể các em thích thể hiện tình yêu với áo dài bằng suy nghĩ, không nhất thiết thông qua hành động ngay tức thì. Một lúc nào đó, các em ấy sẽ tự khoác lên mình áo dài truyền thống khi cảm thấy sẵn sàng, không cần ai thúc ép”, thầy nói.

Áo dài là một trang phục truyền thống, lễ nghi, vì thế, người mặc áo dài phải để ý đến cách đi đứng, nói năng, hành xử sao cho phù hợp. Vì thế, việc có để nam sinh diện áo dài đi học không thì cần nhiều thời gian để cân nhắc kĩ càng. Còn bạn, có suy nghĩ gì về việc nam giới mặc áo dài đang gây tranh cãi hiện nay, cùng chia sẻ nhé!

DÙ TRANH CÃI, NHÓM NAM SINH DIỆN ÁO DÀI Ở SÂN TRƯỜNG VẪN NHẬN BÃO LIKE

Mới đây, một nhóm nam sinh diện áo dài truyền thống chụp ảnh ở sân trường đã gây bão mạng xã hội. Các bạn trẻ diện áo dài, chân đi giày thể thao khỏe khoắn, vai mang balo trông khá hiện đại, trẻ trung.

Nhìn những bức ảnh thì chưa biết có phù hợp với môi trường học đường hay không nhưng về mặt thẩm mỹ thì thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng vì trông khá điển trai, thư sinh.

Hiện tại, vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc có nên để nam sinh diện áo dài khi đi học hay không và cần phải có nhiều thời gian để thấy được những ưu và khuyết điểm trong việc này.