Những ngày qua, thông tin về các đám cháy xảy ra tại nhiều địa phương gây thiệt hại lớn về người và của khiến ai nấy hoang mang, lo sợ. Nắm rõ những thông tin về phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy sẽ là thứ đáng lưu tâm nhất lúc này.
Kỹ năng thoát hiểm khi cháy là một trong những kỹ năng hàng đầu giúp con người có thể bảo toàn tính mạng khi cháy nổ xảy ra. Chính vì thế việc trang bị những kỹ năng này là bắt buộc quyết định đến vấn đề sống còn của bản thân và giúp đỡ người thân cùng thoát nạn.
Có 10 kỹ năng mà bạn phải nắm thật rõ để có thể thoát khỏi đám cháy một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Cụ thể như sau:
1. Tìm cách báo động để tất cả mọi người xung quanh cùng biết
Đây là việc đầu tiên bạn cần làm khi đám cháy xảy ra. Hãy bấm chuông báo động được thiết kế trong tòa nhà hoặc hét thật lớn để có thể đánh thức mọi người và tập trung họ để có thể tìm cách thoát ra.
2. Định hướng đường thoát
Khi sinh sống trong bất cứ khu vực nào hay tòa nhà nào thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ các lối thoát để có thể đề phòng mọi trường hợp xấu có thể xảy ra. Khi cháy khói phát sinh ra sẽ che mất tầm nhìn và gây ra những khó khăn cho bạn khi phải nhìn đồ đạc vì thế nhớ đường thoát hiểm an toàn là một yếu tố rất quan trọng.
3. Chú ý trong quá trình thoát hiểm
Đối với kỹ năng sống thoát khỏi đám cháy bạn phải cực kỳ chú ý những điểm sau:
- Khi xảy ra hỏa hoạn cháy nhà thì vấn đề ưu tiên hàng đầu chính là tính mạng con người. Chính vì thế bạn không nên cố gắng ở lại thu dọn những đồ vật có giá trị để mang theo cho dù nó có quý giá đến thế nào đi chăng nữa.
- Cần dành thời gian để có thể tìm hướng thoát chứ không nên tìm hiểu cháy xảy ra từ đâu?
- Nếu có nhiều khói phát sinh thì hãy bò ở trên sàn nhà bởi vì khí sạch sẽ gần sàn nhà hơn. Lúc này hãy để cho mũi càng ở vị trí thấp càng tốt.
- Khi chạy ra ngoài thì hãy mở khi thật cần thiết và đóng ngay cửa lại tránh cho đám cháy lây lan nhanh hơn.
- Nên thử đặt mu bàn tay của mình lên cánh cửa trước khi bạn mở cửa vì nếu như thấy cửa ấm thì tuyệt đối không nên mở do phía bên kia lửa đang cháy. Nên nhớ dùng mu bàn tay chứ không dùng bàn tay vì nếu bàn tay bạn bị bỏng sẽ rất khó trong việc thoát thân.
- Hãy đi cùng những người khác trong lúc chạy nếu có thể.
4. Biện pháp an toàn trong phòng đóng cửa
Nếu như bạn ở trong phòng kín thì khi xảy ra hỏa hoạn bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra kỹ các khe cửa xem có khói hay ngọn lửa bén vào trong nhà qua khe cửa hay không?
- Tuyệt đối không mở cửa nếu phát hiện khói bốc ở phía dưới cánh cửa.
- Nếu không có khói thì cũng không nên nóng vội mở cửa mà sử dụng mu bàn tay đặt lên cửa để kiểm tra độ nóng bên ngoài.
5. Cần chú ý giữ cho phần thân luôn ở vị trí thấp nhất có thể
Như những gì chúng tôi chú ý thì khi có đám cháy xuất hiện cách tốt nhất là bạn phải giữ cho cơ thể ở vị trí gần với sàn nhà nhất khi đi tìm đường thoát hiểm.
Và đối với kỹ năng thoát nạn khi ở trong đám cháy thì những chiếc cửa dẫn ra phía bên ngoài sẽ luôn là ưu tiên số 1 để bạn thoát hiểm thành công. Thậm chí những chiếc cửa sổ ở trên cao cũng rất có ích để bạn nhận sự trợ giúp của lính cứu hỏa hay những người xung quanh.
Bạn cũng nên có một địa điểm được thống nhất từ trước để tập trung những người thân trong gia đình. Việc này khá quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có thể yên tâm khi cả gia đình hiện vẫn được an toàn.
6. Xử lý quần áo bị cháy
Trong trường hợp không may ngọn lửa bén vào quần áo của bạn thì cũng không nên quá hoảng loạn mà chạy lung tung vì như vậy sẽ làm lửa cháy to hơn và cháy lan rộng hơn. Lúc này bạn hãy bình tình nằm xuống đất và sử dụng áo khoác hoặc chăn bông để dập tắt lửa. Nếu không có hãy lăn đi lăn lại nhiều vòng dưới đất nhé.
7. Xử lý tình huống lối thoát đã bị khói và lửa ngăn chặn
Trường hợp khói lửa đã ngăn chặn cửa thoát hiểm của bạn thì bạn hãy xử lý như sau:
- Nếu bạn đang sinh sống ở tầng trệt thì hãy ném chăn gối đệm ra ngoài rồi hạ thấp cơ thể bằng phương pháp đặt tay vào bậc cửa sổ trước khi thoát xuống.
- Nếu như cửa sổ không thể mở được thì hãy sử dụng những vật nặng đập vỡ nó rồi dùng chăn, vải, khăn chạm vào mép sắc để thoát ra ngoài.
- Nếu nhà có trẻ nhỏ hãy để cho người lớn đỡ bé xuống nếu có thể còn không hãy dùng dây thoát hiểm và hạ bé xuống càng thấp càng tốt rồi sau đó mới thả bé ra.
Trong trường hợp bạn ở tầng cao và không thể thoát ra ngoài thì hãy tập hợp mọi người sau đó thực hiện như sau:
- Tập trung trong phòng có cửa sổ (nếu có).
- Chặn các khe cửa trong phòng bằng chăn, màn, quần, áo…để ngăn chặn lửa và khói xâm nhập vào phòngHãy mở cửa sổ nếu trong phòng có để hít thở và tìm cách liên lạc với những người xung quanh.
- Tuyệt đối không núp dưới gầm giường vì như vậy lính cứu hỏa sẽ rất khó tìm thấy bạn.
- Nhúng khăn che miệng để không phải hít khói độc hại.
- Gọi điện ngay cho cứu hỏa để tìm kiếm sự trợ giúp.
8. Kỹ năng khi gọi cứu hỏa
Khi gọi điện đến số tổng đài của đơn vị cứu hỏa bạn hãy nêu thật cụ thể những nội dung như:
- Địa chỉ chính xác khu vực xảy ra đám cháy.
- Mô tả khu vực cháy như ngôi nhà 3 tầng đang cháy, xung quanh có đông dân.
- Cung cấp thông tin về những người đang mắc kẹt trong nhà để đơn vị cứu hỏa có thể nhanh chóng xác định vị trí và cứu người thân của bạn.
9. Không được quay lại đám cháy
Rất nhiều người dù đã chạy thoát khỏi đám cháy nhưng lại quay trở lại vì lo lắng cho những người thân đang mắc kẹt. Điều này cần phải tuyệt đối tránh xa vì nó không chỉ khiến bạn gặp phải nguy hiểm mà còn khiến cho công cuộc tìm người mất tích của những người lính cứu hỏa gặp khó khăn.
Chính vì thế bạn hãy cần tìm một nơi thật an toàn và nếu như còn thành viên của gia đình chưa thoát ra thì hãy nói cho những người lính cứu hỏa. Họ sẽ giúp đỡ bạn.
10. Trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm khẩn cấp
Mặt nạ phòng khí độc, bình cứu hỏa, thang dây thoát hiểm sẽ là thứ mà mỗi gia đình nên trang bị sẵn trong nhà để PCCC.