Tối 14/06, đêm thi Trình diễn Trang Phục Dân Tộc – National Costume của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 đã diễn ra thành công với những màn trình diễn bùng nổ và tỏa sáng của Top 41 thí sinh tại Trung tâm Hội nghị White Palace (194, Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận).
Trong đêm diễn sẽ là sự xuất hiện của 41 bộ Trang phục Dân tộc do Top 41 thí sinh của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 thể hiện. Tất cả các bộ trang phục đều thể hiện được tinh thần, ý nghĩa cùng những nét đặc trưng, độc đáo của văn hóa, đời sống và con người Việt Nam.
Tại Đêm diễn Ban giám khảo đã chọn ra Top 10 Trang phục Dân tộc ấn tượng và Top 3 Trang phục Dân tộc xuất sắc nhất. “Chiếu Cà Mau” – Thiết kế của Nguyễn Quốc Việt xuất sắc đoạt giải Nhất của cuộc thi và là thiết kế dự kiến đồng hành cùng Tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đến với đấu trường quốc tế Miss Universe. Cùng ngắm nhìn lại 10 bộ trang phục dân tộc xinh đẹp này nhé!
1. Trang phục dân tộc “Mộng Thanh Tiên”
Bộ trang phục “Mộng Thanh Tiên” của nhà thiết kế Nguyễn Trần Trọng Nghi, lấy ý tưởng từ nghề làm hoa giấy truyền thống ở làng Thanh Tiên – Huế. Loài hoa do chính đôi tay khéo léo của người nghệ nhân tạo nên với rất nhiều màu sắc sặc sỡ,
Những bông hoa được thực hiện thủ công, đan xen vào nhau thể hiện tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, thể hiện ý chí mạnh mẽ, vươn lên, vượt qua mọi thử thách, chinh phục ước mơ và hướng tới khát khao hạnh phúc.
Thí sinh Phạm Diệu Linh trình diễn bộ trang phục “Mộng Thanh Tiên”
2. Trang phục dân tộc “Mùa vàng”
Lấy cảm hứng từ sự chuyển bình, từ lúc thửa ruộng còn xanh non mạ cho đến mùa gặt vàng óng ả. Những thửa ruộng bậc thang rộng mênh mông, nhuộm màu vàng ươm trong mùa lúa chín Tây Bắc mang vẻ đẹp say đắm lòng và vẻ đẹp hùng vĩ ấy đã được gọt dũa đầy đủ nhất trên bộ trang phục mùa vàng đến từ NTK Trần Anh Khoa.
Thí sinh Bùi Quỳnh Hoa trình diễn bộ trang phục “Mùa Vàng”
3. Trang phục dân tộc “Chiến thần lạc việt”
Lấy cảm hứng từ hình ảnh đặc trưng của Việt Nam. Từ thuở sơ khai, nước Văn Lang với hình ảnh của chiêng lạc, trống đồng, trang phục được thiết kế theo dạng áo giáp chiến binh cùng với đôi cánh tượng trưng cho khát vọng vươn lên tạo thành hình chữ V – đại diện cho Việt Nam và Vinawoman – thể hiện tinh thần của một nữ chiến binh, kiên cường, bản lĩnh.
Thí sinh Nguyễn ThỊ Ngọc Châu trình diễn bộ trang phục “Chiến thần lạc việt”
4. Trang phục dân tộc “Long Mạch”
Lấy cảm hứng từ giai thoại Long Mạch trấn iểm Hồ Con Rùa là nguồn cảm hứng cho bộ thiết kế này của NTK Võ Thành Đạt, được biểu diễn bởi thí sinh Huỳnh Phạm Thủy Tiên.
5. Trang phục dân tộc ” Bánh Tráng Trộn”
Món bánh tráng trộn quen thuộc với những người con Sài Gòn và bất giác trở thành một ẩm thực đẹp của Việt Nam nói chung và mảnh đất Sài Gòn nói riêng. Bộ trang phục đến từ NTK Lê Quang Thắng, được biểu diễn bởi thí sinh Vũ Thúy Quỳnh
6. Tôm tre mỹ nghệ
Tôm tre mỹ nghệ là một sản phầm độc đáo mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong việt biến những thân tre thành những con tôm hùm sinh động từ làng nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định. Với một nét lan tỏa về gìn giữ nết đẹp thủ công Việt Nam, đồng thời giới thiệu đến bạn bè quốc tế một sản phẩm độc đáo được làm từ tre.
Bộ quốc phục như một sứ mệnh đại diện cho năng lượng đầy bứt phá, giống như bản lĩnh của người phụ nữ vượt qua thử thách, giới hạn và khẳng định giá trị của chính mình.
Thí sinh Lê Hoàng Phương trình diễn “Tôm tre mỹ nghệ” của NTK Nguyễn Minh Khôi
7. Bộ trang phục “Bánh Tráng”
Lấy ý tưởng từ chiếc bánh tráng phiên bản cổ điển, bánh tráng được xem là phát minh để đời của người Việt Nam, là món ăn được cả người dân trrong nước và quốc tế đón nhận. Chỉ với một cái bánh tráng đơn giản nhưng thể hiện được sự sáng tạo, nét đẹp cần cù siêng năng, hăng say làm việc của người phụ nữ Việt Nam.
Thí sinh Nguyễn Thị Thanh Khoa biểu diễn trang phục “Bánh tráng” của NTK Phan Xuân Dầu
8. Trang phục “Ngư Ông”
Lấy cảm hứng từ việc lập miếu thờ cúng cá ông bao đời nay của dân tộc Việt Nam trong những chuyến ra khơi xa nhà. Bộ trang phục muốn thể hiện sự tần tảo, lo toan, trông ngóng của người phụ nữ xa chồng, xa con nơi đất liền.
9. Bộ trang phục “Tình ta là thác đổ”
“Tình ta là thác đổ” thể hiện đậm chất trữ tình thông qua ngôn ngữ thời trang tôn vinh nét văn hóa cưới hỏi của người Dao đỏ. Trang phục là sự kết tinh của đường kim mũi chỉ qua các chi tiết hoa lá của rừng núi, chiếc khắn trùm đầu của cô dâu trong ngày cưới tượng trưng cho sự đang được nâng niu, che chở. Điểm nhấn phía sau của trang phục Thác Bản Giốc được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam.
Thí sinh Đinh Uy Quyền trình diễn bộ trang phục “Tình ta là thác đổ” của NTK Phạm Ba Phúc
10. Trang phục dân tộc “Chiếu Cà Mau”
Làng chiếu Cà Mau từ một làng nghề trở thành làng chiến, từ người thợ cũng trở thành du kích hiên ngang. Một xứ sở từng nhuộm đỏ máu hồng, từng trải qua những tháng năm khói lửa chiến tranh thì càng thắm sâu ý nghĩa của ngày vui sản xuất.
Làng chiếu Cà Mau, một ngôi làng bình dị nơi miền cực Nam của tổ quốc. Một làng quê giàu truyền thống yêu nước, đậm đà sức sống, một xứ sở mà những con người mộc mạc chân tình ở đây đã giúp sức sáng tạo, góp nên nét đẹp cho đất nước.
Thí sinh Nguyễn Võ Ngọc Anh trình diễn bộ trang phục “Chiếu Cà Mau” của NTK Nguyễn Quốc Việt.
“Chiếu Cà Mau” cũng là trang phục đoạt giải Nhất của cuộc thi và là thiết kế dự kiến đồng hành cùng Tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đến với đấu trường quốc tế Miss Universe.