Kỳ thi đại học là kỳ thi đánh giá năng lực được xem là quan trọng và khốc liệt nhất trong cuộc đời của mỗi một học sinh. Trung Quốc được xem là đất nước có kỳ thi tuyển sinh đại học khốc liệt nhất trên toàn thế giới!
1. Kỳ thi “Gaokao” ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, kỳ thi tuyển sinh đại học (hay còn gọi là “gaokao”) được đánh giá là một trong những kỳ thi khốc liệt bậc nhất thế giới bởi sự nghiêm ngặt trong công tác tổ chức, số lượng thí sinh đông và độ khó đề nghị tăng cao qua từng năm.
Từ lâu, “gaokao” đã được xem là kỳ thi mang tính quyết định tới số phận học sinh Trung Quốc. Lý do là vì với điểm số tốt, sĩ tử sẽ thuận lợi được nhận vào ngôi trường hàng đầu, từ đó có một tương lai tốt đẹp hơn.
Trước kỳ thi “gaokao”, Bộ Công an và Bộ Giao thông nước này sẽ phối hợp công tác chuẩn bị đầy đủ cho mọi sự cố có thể phát sinh trong quá trình diễn ra cuộc thi như: phân luồng xanh nhiều tuyến đường để kịp thời đưa đón các trường hợp đặc biệt như thiếu giấy tờ hay ngủ quên tới phòng thi kịp lúc. Cảnh sát giao thông, lực lượng cứu hoả đã được phân bổ đến mọi điểm thi, nhà xe để đảm bảo tất cả sĩ tử có thể tìm đến sự giúp đỡ bất kỳ lúc nào.
Sự quan trọng của kỳ thi này còn được thể hiện qua việc di chuyển của các sĩ tử tới địa điểm thi. Các sĩ tử có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện như: tự đạp xe đến trường hoặc nhờ bố mẹ đưa đón, thí sinh có thể đến điểm thi bằng xe bus, tàu điện ngầm được phân công riêng cho công tác đưa đón học sinh lớp 12 thi đại học.
Gần sát ngày thi, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng cảnh sát tiến hành hàng loạt biện pháp kiểm soát tiếng ồn như hoãn thi công công trình xây dựng, đóng cửa cửa hàng vượt mức tiếng ồn cho phép. Cảnh sát được cử đi dọc các tuyến phố để duy trì sự yên tĩnh trong suốt quá trình dự thi. Xe cứu thương và hàng chục nhân viên túc y tế luôn trực ngoài phòng thi phòng trường hợp thí sinh có bất ổn về tâm lý hay sức khoẻ.
Phải nói rằng, kỳ thi “gaokao” đúng nghĩa là ngày “cả đất nước cùng đi thi Đại học”. Học sinh tập trung đông đúc tại các cổng trường; gia đình hồi hộp chờ đợi và cầu nguyện ở bên ngoài là những hình ảnh thường thấy tại các tỉnh thành Trung Quốc những ngày này. Tất cả mọi quan tâm của chính quyền đều đổ đồn cho kỳ thi được coi là khốc nghiệt bậc nhất và có quyết định lớn tới số phận học sinh.
Tại nhiều trường Phổ thông, nhà trường đã tổ chức hàng loạt hoạt động cổ vũ tinh thần cho sĩ tử thi Đại học như phát bánh miễn phí, biểu diễn văn nghệ, toàn bộ thầy cô mặc sườn xám (biểu tượng cho đỗ đạt trong thi cử)…
Để đảm bảo kỳ thi đại học diễn ra thành công nhất, Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt biện pháp phòng chống gian lận nghiêm ngặt. Trước khi vào phòng thi, thí sinh cần được quét an ninh như qua hải quan sân bay, quét vân tay, quét khuôn mặt. Thí sinh có hành vi gian lận sẽ bị huỷ hoàn toàn kết quả thi, cấm thi trong 3 năm hoặc đi tù… Toàn bộ quá trình làm bài của hầu hết thí sinh đều được camere ghi lại và gửi thẳng đến kho dữ liệu chung để phục vụ công tác điều tra sau này.
2. Hàn Quốc với kỳ thi Đại học cũng khốc liệt không kém
Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc được gọi là Suneung (수능) hoặc gọi tiếng Anh là CSAT (College Scholastic Ability Test). Theo quan niệm của người Hàn Quốc, kỳ thi đại học là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời. Nếu vượt qua cánh cửa này, bạn sẽ có một tương lại rạng ngời: công việc ổn định, sự nghiệp, gia đình đều suôn sẻ. Cũng chính vì vậy mà mọi hy vọng của gia đình, xã hội và bản thân thí sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học này.
Nếu sĩ tử thi đỗ thì đó là niềm vui lớn của cả đại gia đình, các sĩ tử sẽ được bố mẹ thưởng quà. Tuỳ vào danh tiếng của trường đại học và điều kiện mà quà thưởng cũng to nhỏ khác nhau. Nếu đó là Top 10 trường Đại học nổi tiếng thì món tiền thưởng cho sĩ tử sẽ vô cùng hậu hĩnh.
Để chuẩn bị cho đợt khai giảng năm học mới vào tháng 3 hàng năm, Hàn Quốc thường tổ chức thi đại học vào ngày thứ Năm của tuần thứ 2 của tháng 11. Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc chỉ diễn ra trong vòng đúng một ngày và kéo dài trong vòng 8 tiếng đồng hồ, với lịch thi dày đặc. Không phân biệt khối A, B, C như Việt Nam. Các môn thi dàn trải, lại diễn ra trong cùng một ngày nên áp lực của các thí sinh khá lớn. Đề thi đại học của Hàn Quốc chủ yếu thuộc dạng trắc nghiệm.
Thí sinh đăng ký thi vào các trường nghệ thuật sẽ phải tham gia thi thêm môn năng khiếu. Kết quả thi không chỉ quyết định bạn sẽ đỗ vào trường nào mà còn học gì ở đó. Thí sinh sẽ phải tự lượng sức mình để nộp đơn xét tuyển vào trường phù hợp.
Những người đạt điểm không quá xuất sắc vẫn có thể vào một trong các đại học SKY (bộ 3 trường danh tiếng hàng đầu ở Hàn Quốc gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei) nhưng chỉ có thể học ngành nghệ thuật và không thể chuyển ngành sau khi vào trường.
Vào ngày diễn ra kỳ thi đánh giá năng lực đại học Hàn Quốc, các sàn chứng khoán, ngân hàng mở cửa muộn; các công ty cho nhân viên vào làm lúc 10h sáng, muộn một tiếng với bình thường để giảm tắc nghẽn giao thông và đảm bảo phụ huynh có thể đưa con em đến địa điểm thi đúng giờ.
Công trường xây dựng bị tạm ngừng hoạt động vì tiếng ồn có thể khiến học sinh mất tập trung. Thay vì hoạt động từ 7h đến 9h, tàu điện ngầm giờ cao điểm sẽ bắt đầu chạy từ 6h và kết thúc vào 10h sáng, nhiều hơn 2 tiếng so với bình thưởng. Trong khi đó, các chuyến tàu khung giờ khác sẽ chạy xuyên suốt cả ngày.
Xe bus trong trung tâm thành phố sẽ phục vụ thường xuyên hơn, từ 6h đến 8h10 và 16.000 taxi được bố trí hoạt động liên tục vào buổi sáng để hỗ trợ thí sinh và người nhà một cách tối đa.
Các hãng xe taxi, xe cảnh sát thậm chí cả xe cấp cứu cũng sẽ ưu tiên phục vụ thí sinh. Có nhiều hãng taxi tuyên bố chở thí sinh tới trường thi miễn phí,…
Rất nhiều những ưu tiên cho các sĩ tử trong kỳ thi Đại học có thể thấy kỳ thi này ở Hàn Quốc quan trọng đến nhường nào!
3. Kỳ thi chứng nhận chuyên gia Internet của Cisco
Gã khổng lồ trong ngành thiết bị internet Cisco tổ chức một kỳ thi cấp chứng nhận của riêng họ để tuyển dụng những kỹ sư mạng tài năng nhất. Theo đó, bài thi của hãng yêu cầu các ứng viên phải có khả năng lên kế hoạch, lắp đặt và vận hành cơ sở hạ tầng mạng sử dụng các thiết bị phần cứng khác nhau do Cisco sản xuất.
Kỳ thi này được chia làm 6 phần và diễn ra trong 2 giai đoạn, phần thi thực hành kéo dài tới tận 8 giờ đồng hồ. Một chuyên gia của Cisco cho biết, chưa đến 1% kỹ sư mạng trên thế giới có thể nhận được chứng nhận này.
4. Kỳ thi Dịch vụ kỹ thuật Ấn Độ
Là kỳ thi do Ủy ban Dịch vụ công (UPSC) của Ấn Độ tổ chức nhằm tìm ra những nhân tài làm việc cho các cơ quan hàng đầu đất nước nên độ khó của nó vô cùng cao. Kỳ thi gồm 6 bài kiểm tra kéo dài qua 4 giai đoạn, mỗi năm có hàng trăm nghìn kỹ sư tham gia, nhưng chỉ có vài người có thể vượt qua được.
5. Mensa
Về cơ bản, Mensa là cuộc thi dành cho những người có chỉ số IQ cao trên khắp thế giới. Mỗi một quốc gia đều có một bài thi Mensa riêng, nhưng đều có độ khó tương đương, được cho là bài kiểm tra IQ khó nhằn nhất thế giới.
Vì là cuộc thi IQ nên không có giới hạn cho độ tuổi của người tham gia, thậm chí thí sinh nhỏ tuổi nhất vượt qua được bài thi chỉ mới 2 tuổi. Tuy vậy, cần biết rằng người có thành tích tệ nhất tại kỳ thi này cũng có chỉ số IQ cao hơn 98% dân số thế giới.
6. Chứng chỉ phân tích tài chính CFA
Chứng trỉ CFA là một chứng chỉ chuyên môn về tài chính được công nhận trên toàn cầu. Để nhận được nó, các ứng viên phải vượt qua ba cấp độ của kỳ thi bao gồm các hạng mục kế toán, kinh tế, đạo đức nghề nghiệp, quản lý dòng tiền và phân tích chứng khoán. Theo Wall Street Journal, đây là một trong những kỳ thi khó nhất thế giới với tỉ lệ đỗ là 20% (nhưng tất cả số thí sinh này đều đã thi ít nhất 4 lần trở lên).
7. Kỳ thi kế toán Ấn Độ
Kỳ thi kế toán CA do Viện kế toán Chartered Ấn Độ tổ chức là kỳ thi kế toán kinh hoàng nhất thế giới. Phần lớn các thí sinh đều bỏ cuộc sau vài lần dự thi, chỉ có 10% là có thể vượt qua được.
8. Học bổng All Souls của Oxford
Học bổng All Souls do đại học Oxford tổ chức được coi là một trong những kỳ thi học thuật khó khăn nhất thế giới. Các ứng viên dự thi được yêu cầu làm 4 bài thi thuộc các lĩnh vực khác nhau, mỗi bài thi kéo dài 3 giờ đồng hồ. Vào năm 2010, có một bài thi yêu cầu thí sinh phải viết 1 bài luận về đúng một từ cho trước.
9. Kỳ thi Sommelier
Không phải các kỳ thi về học vấn hay kỹ thuật, kỳ thi khó nhất thế giới là kỳ thi để trở thành một Sommerlier cấp cao. Sommelier là một từ tiếng Pháp có nghĩa là “Chuyên gia thử nếm”, thứ mà thí sinh cần nếm ở đây là rượu vang, rất nhiều loại rượu vang.
Kỳ thi này được chia là 3 phần: lý thuyết, dịch vụ và thử rượu. Trong phần thi thử rượu, các thí sinh được yêu cầu bịt mắt và mô tả chính xác hương vị của loại rượu vang, năm sản xuất, khu vực trồng nho sản xuất ra loại rượu. Trong hơn 40 năm qua, chỉ có 229 người qua được kỳ thi này.
10. Kỳ thi tuyển JEE
Ấn Độ dường như rất thích tạo ra những bài kiểm tra với độ khó hàng đầu thế giới, Kỳ thi JEE cũng không phải là một ngoại lệ. JEE là kỳ thi dành cho những ứng viên muốn vào làm việc tại 1 trong 7 cơ sở công nghệ thông tin hàng đầu đất nước. Tỉ lệ chọi trung bình của kỳ thi này là 1:50.
11. Kỳ thi công chức Ấn Độ
Để được chọn vào làm việc tại các ban ngành trong chính phủ Ấn Độ, các thí sinh cần vượt qua bài thi kéo dài 3 phần vô cùng phức tạp. Sau khi vượt qua 2 phần thi đầu tiên, thí sinh sẽ được phỏng vấn bởi các giám khảo khó tính và tỉ mỉ, chỉ có 0,1-0,4% thí sinh vượt qua được kỳ thi này.
(Nguồn: Vietnamnet, Kênh 14)