Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con cái của mình thành công trong cuộc sống. Thành công không chỉ có nghĩa là có một công việc tốt và thu nhập tốt mà còn phải hạnh phúc. Và tất cả các bậc cha mẹ đều tự hỏi làm thế nào họ có thể biến điều đó thành hiện thực. Dưới đây là một số cách mà cha mẹ có thể giúp con học và củng cố các kỹ năng giúp con bắt đầu để thành công trong cuộc sống sau này!
1. Lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch cho trẻ nhỏ là điều tự nhiên đối với bất kì bậc cha mẹ nào nhưng có những cách nên để trẻ tham gia như: Lên kế hoạch cho các hoạt động trong ngày với trẻ, có thể là ngày học hay ngày vui chơi. Nói về tất cả các công việc trong ngày, bao gồm ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa và những việc khác. Nấu hoặc nướng một cái gì đó cùng nhau. Tập hợp danh sách mua sắm, đi mua sắm, xem qua công thức cùng trẻ và giúp trẻ hiểu tất cả các bước.
Ảnh: Freepik
2. Tập trung
Sự phát triển của công nghệ hiện nay khi sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, laptop,… đã gây ra rất nhiều những vấn đề về sự tập trung ở cả trẻ em và người lớn. Khi sử dụng điện thoại hay bất kỳ một món đồ điện tử nào có thể khiến chúng ta ngay lập tức tập trung vào nó và rất khó để có thể gạt chúng qua một bên. Vì vậy, hơn ai hết bạn phải là người làm gương cho con bạn bằng cách sử dụng chúng khi cần thiết và quy định rõ ràng thời gian có thể sử dụng. Thay vào đó bạn có thể cùng với con đọc sách cùng nhau hoặc một trò chơi trí tuệ nào đó giúp trẻ học cách tập trung.
Ảnh: Freepik
3. Tự kiểm soát
Đây là một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm đến phản ứng của chính bạn đối với các tình huống. Bạn phản ứng thế nào khi tức giận, vui, buồn hay thất vọng? Những điều này đối với một người lớn là điều bình thường, thế những hãy chú ý phản ứng của bạn và nhớ rằng trẻ em luôn chú ý đến những gì chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói.
Để giúp con bạn học cách tự chủ, kiếm soát bạn có thể nói về cảm xúc và chỉ cho con bạn các cách để quản lý cảm xúc như hít thở sâu, bình tĩnh, nhẹ nhàng,… Giúp con hiểu hành vi của con có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào và tại sao phải lưu tâm những vấn đề đó.
Ảnh: Unplash
4. Nhận thức
Cùng con đi dạo, đi thăm các địa điểm vui chơi như sở thú, nhà banh,… cùng nghe và cùng tưởng tượng những gì đang diễn ra xung quanh. Cho con tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng cho trẻ thấy rằng bất kỳ ai cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Các thành viên trong gia đình cùng trao đổi, nói chuyện, chia sẻ về những gì diễn ra trong ngày như vui, buồn hay điều gì không ưng í hoặc những điều mình đã làm tốt hoặc chưa tốt như thế nào, đồng thời nói về những cách bạn có thể làm việc tốt hơn với tư cách một gia đình và đối xử tốt với nhau.
Ảnh: Freepik
5. Tính linh hoạt
Chúng ta có xu hướng phục vụ con cái và nhu cầu của chúng, lập sẵn lịch trình và kế hoạch xung quanh chúng. Đó có thể là điều tốt nhưng không phải lúc nào cũng hữu ích, cuộc sống không phải lúc nào cũng giống nhau dù bạn có có lập những kế hoạch cẩn trọng nhất.
Đừng luôn nói không với điều gì đó có thể xảy ra trong giờ ngủ trưa hoặc giờ ăn. Nếu lịch trình đôi khi có thay đổi thì cũng không sao cả bởi bạn vẫn sẽ làm tốt nó. Đôi khi bạn có thể tự phát, đi ngoài kế hoạch, và nếu không thì thỉnh thoảng lập kế hoạch vào phút cuối. Khi kế hoạch bị thay đổi hoặc thất bại, cũng vẫn hãy lạc quan và tận dụng nó. Hãy là một hình mẫu giúp con bạn học những kỹ năng này, bạn có thể vừa học được điều gì đó cho bản thân, vừa học được một số kỹ năng mới.
Lập một kế hoạch đi chơi bất ngờ là một cách giúp trẻ thích nghi vơi cuộc sống vốn luôn thay đổi hằng ngày. Ảnh: st