Chi tiêu tốt và ăn uống cân bằng có thể cùng tồn tại trong một ngân sách nếu bạn biết cách chi tiêu hợp lí. Bạn hoàn toàn có thể mua thực phẩm bổ dưỡng và ngon với chi phí vừa phải, không quá mắc và điều đó phụ thuộc vào cách tiếp cận của bạn. Dưới đây là 7 điều có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí mua hàng mỗi tháng, cùng xem và thay đổi ngay từ hôm nay nhé!
1. Tự làm đồ ăn chế biến tại nhà
Thực phẩm chế biến sẵn không chỉ tốn kém mà còn không tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất bảo quản, chất độn và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Tự làm đồ ăn tại nhà bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho những món ăn yêu thích nếu bạn nỗ lực ở nhà để tiết kiệm thêm tiền cho những món ăn vặt yêu thích của mình. Nấu ăn thật ra không quá khó như bạn vẫn nghĩ, chỉ cần đặt vào đó một chút tâm huyết, chắc chắn bạn sẽ thành công.
(Ảnh: Preepik)
2. Hạn chế đi ăn ngoài
Làm các bữa ăn ở nhà suốt cả tuần thay vì đi ra ngoài chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn về lâu dài vì giá đồ ăn ở nhà hàng sẽ cao hơn đáng kể. Nếu bạn chọn nấu ăn ở nhà thay vì đến nhà hàng, bạn cũng sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với mức độ lành mạnh của thực phẩm.
Hãy tự đặt ra mục tiêu cho mình về ngày đi ăn ngoài cố định, có thể vào một ngày cuối tuần thứ bảy hay chủ nhật chẳng hạn và bạn sẽ thấy số tiền mình đã tiết kiệm được vào cuối tháng cũng đáng kể đó.
3. Đừng lãng phí đồ ăn
Đừng để lãng phí bất cứ thứ gì để tiết kiệm tiền mua hàng của bạn. Hãy để mắt đến tủ lạnh của bạn và đừng bao giờ để xảy ra tình trạng thực phẩm, đồ ăn sẵn bị hư hỏng mà hãy cố gắng tiêu thụ nó trước hạn. Cẩn thận ngay từ ban đầu từ khâu trữ thực phẩm cần phân chia rõ ràng từng loại để có cách bảo quản phù hợp.
(Ảnh: Preepik)
4. Giảm số lượng thịt bạn mua.
Thịt là một trong những sản phẩm thực phẩm đắt tiền nhất mà bạn có thể mua, và việc không ăn thịt một hoặc hai lần một tuần, hoặc thậm chí toàn thời gian có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền. Hãy chú ý việc bổ sung thêm rau củ vào những bữa ăn hằng ngày thay vì nạp nhiều thịt.
5. Có kế hoạch cho mỗi bữa ăn
Chuẩn bị bữa ăn và lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn là một cách hoàn hảo để tiết kiệm tiền mua thực phẩm. Vừa giúp giảm lãng phí từ việc đóng gói không cần thiết, mà việc lập kế hoạch bữa ăn thường sẽ biến thực phẩm bạn ăn mỗi tuần thành những bữa ăn sáng tạo nhỏ phù hợp với lối sống và chế độ ăn uống của bạn. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn thực đơn và mức độ đa dạng của món ăn bạn cần và sau đó chuẩn bị cho tuần.
(Ảnh: Pexels)
6. Không đi mua hàng khi đói
Bạn đã từng đi mua hàng khi đang đói và bạn có nhận ra rằng mình đã lãng phí nhiều tiền hơn dự định ban đầu cho đến khi bạn no?
Bởi vậy nên mọi người vẫn thường nói “no bụng đói con mắt” là như vậy. Khi đói nhìn gì chúng ta cũng sẽ thấy thèm, thấy cần nên có xu hướng mua nhiều hơn vì nghĩ mình sẽ “xử” được hết, nhưng không… khi bạn no, bạn sẽ thấy mình đã lãng phí đến nhường nào.
Để tiết kiệm cho mình việc mua thêm những món đồ không cần thiết đó, hãy bắt đầu bằng cách luôn mang theo một bữa ăn nhẹ hay luôn thủ trong túi một cái kẹo, chiếc bánh nhỏ để dằn bụng mỗi khi đói trước khi đến bất kì một siêu thị, cửa hàng nào đó. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể và giúp bạn đưa ra những quyết định hợp lý và ít đói hơn.
7. Mua sản phẩm theo mùa
Thực phẩm theo mùa thường có giá rẻ hơn so với những loại thực phẩm trái mùa để dễ bán. Thực phẩm theo mùa luôn được nhập hằng ngày với số lượng nhiều nên giá thành rẻ, chất lượng cũng được đảm bảo hơn. Vì vậy nếu được hãy mua cho mình những sản phẩm ngon trong mùa.
Điển hình như sầu riêng, trong mùa sẽ có giá từ 40.000đ đến 150.000đ/kg tùy loại nhưng nếu mua trái mùa giá sẽ mắc hơn rất nhiều. Hơn nữa, khi mua những thực phẩm trong mùa sẽ luôn có những ưu đãi hấp dẫn vì vậy bạn sẽ tiết kiệm được thêm một ít tiền.
(Ảnh minh họa: Vietnam.net)