Trong mọi việc, sự bắt đầu luôn luôn là thời điểm quan trọng nhất. Cũng vì vậy, để con trẻ có được một năm học thành công thì các bậc phụ huynh cần phải chú trọng vào thời điểm khởi đầu này. Vậy cha mẹ cần phải làm gì để giúp trẻ có một khởi đầu thuận lợi, sẵn sàng tập trung tâm trí cho năm học mới?
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, sau một kỳ nghỉ hè được vui chơi thỏa thích và cùng thư giãn bên gia đình thì đây là thời điểm này các em học sinh đang chuẩn bị bước vào năm học mới. Trên thực tế có những đứa trẻ rất hào hứng để quay trở lại trường học nhưng một số khác lại cảm thấy sợ hãi và chán nản. Do vậy, việc cha mẹ giúp chúng thu xếp cảm xúc của bản thân là rất cần thiết để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào chinh phục kiến thức trên chặng đường học tập, giúp con bạn vượt qua thời điểm giữa những ngày lười biếng của kỳ nghỉ và những ngày cần phải tập trung cho việc học.
TS Nguyễn Thị Kim Quý cũng cho rằng, tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp trẻ có được sự hứng khởi và theo đuổi những mục tiêu, tập trung vào việc học của chúng. 6 gợi ý sau đây từ các chuyên gia giáo dục sẽ giúp cho các bậc cha mẹ biết cách tạo nên sự khởi đầu tốt đẹp cho con mình.
Cùng con học, làm bài tập để xốc lại tinh thần học tập. Ảnh minh họa
Tạo cơ hội để trẻ nói về những gì đang chờ đón chúng ở trường
Cha mẹ có thể tạo nên những cuộc trò chuyện cởi mở với con mình trong bữa ăn hoặc vào những thời điểm khác trong ngày, cho con bạn nói lên những suy nghĩ về những hy vọng, nỗi sợ hãi, mục tiêu và mối quan tâm của chúng cho năm học sắp tới. Một số phản ánh có thể xoay quanh các mục tiêu tích cực rất cụ thể như đạt điểm cao, học nhiều về lịch sử hoặc chơi thể thao trong đội bóng của trường. Những suy nghĩ khác sẽ có giọng điệu tiêu cực hơn, có lẽ là đối phó với sự lo lắng về việc gặp gỡ những người mới, gặp phải những kẻ bắt nạt hoặc có một giáo viên khó tính hay xấu tính. Bất kể các chủ đề cụ thể được thảo luận, nói về trường học sẽ kích thích con bạn bắt đầu tập trung năng lượng tinh thần của mình vào năm học mới. Bạn có thể chia sẻ những kỷ niệm học đường của mình để con bạn thấy quãng đời đi học quả thực là tuyệt vời và vô cùng quan trọng cho cuộc đời mỗi người.
Kéo con bạn trở lại với việc học tập thông qua hình ảnh
Nếu con bạn thuộc “tạng” không thích bạn nói nhiều, bạn có thể tạo một ý tưởng và sự hứng thú về việc đến trường bằng cách chụp một bức ảnh nhỏ về trường học của con bạn rồi gắn nó lên hộp bút. Sau đó bạn đố con bạn bức ảnh đó chụp về cái gì ở trường con và yêu cầu con bạn viết ra giấy vào bất cứ khoảng thời gian nào, có thể giới hạn số chữ nhưng liên quan đến việc đi học trở lại của con bạn. Bạn nên thực hiện việc này như một trò chơi có thưởng, để tạo cho con bạn sự hứng thú khi tham gia.
Xem phim
Bạn có thể lên kế hoạch cho cả gia đình cùng đi xem một số bộ phim có nội dung cả gia đình tập trung vào cuộc sống ở trường như Harry Porter chẳng hạn. Khi xem những bộ phim này, con bạn sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề liên quan đến trường học.
Cho con bạn cảm nhận được điều tích cực đang chờ đón ở trường học
Tạo một dịp lễ hội xung quanh việc đi đến trung tâm mua sắm để mua đồ dùng học tập hoặc quần áo đi học. Làm việc trong một bữa ăn đặc biệt, một bộ phim hoặc một số sự kiện vui vẻ khác để ý tưởng ”trở lại trường học ” gắn liền với những cảm xúc tích cực. Nếu con bạn thích tự đi mua sắm, bạn có thể đưa cho bé tiền để đi mua sắm, đi ăn hoặc đi xem cùng bạn bè của chúng.
Thực hành một số phương pháp giảm căng thẳng
Chia sẻ với con những phương pháp giảm căng thẳng mà con bạn có thể sử dụng ở trường trước khi kiểm tra hoặc ở các sự kiện gây lo lắng khác. Một trong những kỹ thuật đơn giản nhất là hít một hơi thật sâu, giữ nó trong năm giây, thở ra và sau đó lặp lại quá trình hai hoặc ba lần nữa. Một kỹ thuật dễ dàng khác là làm cho chân tay mình cứng như robot trong 5 giây, sau đó thả ra và thư giãn chúng như một con búp bê bằng vải mềm. Cuối cùng, bạn có thể đề nghị con bạn hình dung ra cảnh thư giãn tích cực nhất mà bé có thể làm được, như một cách xoa dịu đối với một người khi rơi vào tâm trạng lo lắng, sợ hãi.
Thảo luận về việc tạo thói quen làm bài tập về nhà
Dành thời gian để thảo luận với con về vấn đề bài tập về nhà, bao gồm thiết lập thời gian tốt trong ngày để học (một số trẻ chú ý hơn vào buổi sáng lúc ngủ dậy; một số trẻ khác lại thích học vào buổi chiều muộn và một số trẻ lại thích hợp vào buổi tối ), một nơi thích hợp trong nhà để làm bài tập về nhà (lý tưởng là một nơi không có phiền nhiễu) và một số cách tốt để duy trì sự tập trung trong khi học (như ứng dụng MotivAider cung cấp tiếng bíp ngẫu nhiên để giúp con bạn theo dõi sự chú ý của chính mình).
Nguồn: afamily